XÂY DỰNG – GIAO THÔNG

Một phần của tài liệu Tài liệu THÔNG TIN CÁC NGÀNH NGHỀ (TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG) (Trang 60 - 62)

- Hạ sĩ quan và binh sĩ: là những quân nhân phục vụ trong các đơn vị quân đội có thời hạn theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện quân sự chu đáo với kỷ luật nghiêm minh.

XÂY DỰNG – GIAO THÔNG

Ngành Xây dựng Chúng ta cần có nhà để ở, có đường để đi, trường để học, công trình công cộng để làm việc, sinh hoạt, bệnh viện để chăm sóc sức khỏe, cần được sống trong môi trường trong sạch, được an toàn với động đất, núi lửa, gió bão,

lũ lụt, trượt lở đất v.v…Có lẽ chính vì vậy người xây dựng luôn được đề cao, tôn vinh trong mọi thời đại. Họ đã tạo nên những giá trị kỹ thuật, văn hóa, xã hội, cộng đồng và tâm linh.

Khác với xây dựng dân dụng, xây dựng quân sự là tạo nên những pháo đài, thành trì, đường hầm, công trình ngầm, công trình trên hải đảo, vùng biên giới… vì các mục tiêu an ninh quốc phòng. Nhiều quốc gia chủ trương xây dựng các công trình dân dụng kết hợp với quốc phòng như xây dựng đường giao thông ngầm trong đô thị, sử dụng tầng ngầm nhà cao tầng, tạo dựng các hang ngầm trong lòng đất, đá… Trong tương lai, các công trình dân dụng và quốc phòng sẽ được giao thoa, gắn kết, phục vụ cho cộng đồng và bảo vệ đất nước.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Với chuyên môn về xây dựng, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, giao thông, thủy lợi, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v… Cơ hội làm việc trong ngành xây dựng rất rộng mở.

Kỹ sư trong ngành xây dựng hầu như luôn phải đi xa nhà, theo các công trình. Họ làm việc dưới điều kiện vất vả, áp lực thời gian lớn. Khi làm việc tại công trình, họ còn phải cẩn thận với những tai nạn lao động có thể xảy ra. Khả năng phối hợp rất quan trọng với kỹ sư trong ngành xây dựng vì họ thường làm việc theo nhóm gồm các chuyên gia khác nhau có liên quan.

Một số nghề nghiệp trong ngành xây dựng

- Kiến trúc sư (tham khảo thêm phần giới thiệu Ngành Kiến trúc) - Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình

- Kỹ sư kết cấu công trình - Kỹ sư vật liệu xây dựng - Kỹ sư giao thông công trình

- Kỹ sư điện, nước và thiết bị kỹ thuật

- Kỹ sư âm thanh, chiếu sáng, vật lý kiến trúc và cây xanh cho công trình xây dựng - Kỹ sư lắp máy và cơ khí xây dựng

- Người quản lý dự án xây dựng.

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết

Ngành xây dựng vừa tạo nên những cơ sở vật chất cụ thể, vừa phải tạo nên các công trình có giá trị kỹ thuật và văn hóa. Đây là ngành đòi hỏi sự sáng tạo và kết hợp giữa kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật. Vì vậy người xây dựng phải suy nghĩ vượt qua các rào cản, các bức tường, các hộp gỗ để thổi hồn và trí tuệ của mình vào những công trình cụ thể.

- GIỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý (cơ học). - Am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều trong ngành này.

- Vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa trong các công trình xây dựng. - Có khả năng sáng tạo và tổ chức.

- Khả năng giao tiếp tốt.

- Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người (bởi ngành này là làm việc với đất, nước, đá, nguyên liệu, năng lượng và mục tiêu của cuộc sống con người).

Một số địa chỉ đào tạo:

Các bạn có thể theo học ngành xây dựng tại các trường: Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế quốc dân v.v… Ngoài ra còn có các trường Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề xây dựng.

Thông tin do Tủ sách Hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp

Ngành Kiến trúc Kiến trúc sư là những chuyên gia được đào tạo và cấp bằng về nghệ thuật và khoa học thiết kế các công trình xây dựng. Họ biến những nhu cầu của con người về nơi ở, sinh hoạt, vui chơi, làm việc v.v... thành hình ảnh và đồ án của các công trình mà sau đó sẽ xây dựng bởi người khác.

Công việc chính của kiến trúc sư

Quy trình chung để một công trình được xây dựng gồm các bước:

Hoạch định dự án, thiết kế công trình, đấu thầu xây dựng, triển khai thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình. Nhiệm vụ chủ yếu của kiến trúc sư là ở phần việc đầu tiên: làm dự án, thiết kế kiến trúc, quy hoạch và thường là người chủ trì công trình. Họ hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công trình.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Kiến trúc sư thường làm việc tại văn phòng tư vấn thiết kế, xưởng thiết kế. Công trường cũng là một địa chỉ gắn bó với kiến trúc sư khi họ phải đi khảo sát thực tế hay điều hành dự án.

Kiến trúc sư chủ yếu làm việc tại các văn phòng tư vấn, trong và các xưởng thiết kế khá tiện nghi. Đôi khi họ phải đi thực tế, giám sát thi công. Công việc này vất vả nhưng lại rất thú vị. Làm việc trong nghề này nghĩa là bạn chấp nhận áp lực công việc lớn, có thể nhiều đêm phải thức trắng để hoàn thành thiết kế kịp thời gian. Cũng như nghề thiết kế, nhiều kiến trúc sư làm việc độc lập hoặc cùng một số đồng nghiệp lập ra xưởng, công ty kiến trúc của mình.

Những phẩm chất và kỹ năng cần có

Kiến trúc sư cần có tư chất của một nghệ sĩ, một nhà khoa học - kỹ thuật, một người làm công tác văn hóa - xã hội. Người ta nói nghề kiến trúc là nghề kết hợp khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật là như vậy.

- Năng lực tư duy thẩm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp. - Khao khát sáng tạo, đam mê hình khối, háo hức tạo dựng công trình. - Kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi.

- Có bản lĩnh, kiên định

- Đặc điểm về giới cũng đáng lưu ý. Những đòi hỏi về khả năng làm việc cường độ cao, áp lực công việc nặng khiến tỷ lệ nữ làm việc trong ngành này không cao.

Một số địa chỉ đào tạo

Tùy vào từng trường mà có yêu cầu thi riêng.

Bạn có thể học ngành này tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập Phương Đông v.v...

Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp

Ngành Giao thông vận tải Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành. Có 5 loại hình GTVT cơ bản: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải đường thủy, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời).

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Trong ngành GTVT có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, kỹ sư làm việc trong ngành này có đôi nét giống như ngành xây dựng, thường phải đi theo các công trình. Bởi vậy, điều kiện làm việc của họ khá linh hoạt, yêu cầu cao về sức khỏe.

Ngành GTVT luôn được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngành đang rất cần những kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội.

Một số nghề nghiệp trong ngành GTVT:

Một phần của tài liệu Tài liệu THÔNG TIN CÁC NGÀNH NGHỀ (TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w