Tham gia vào ngành thư viện, bạn có thể làm việc tại Cơ quan quản lý Nhà nước về thư viện như Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa- Thông tin) hay trong các hệ thống thư viện khác nhau như: hệ thống thư viện công cộng (Thư viện Quốc gia Việt nam, thư viện các tỉnh, thành phố), thư viện các cơ quan đoàn thể, thư viện các trường học, thư viện của các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, thư viện của các đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội v.v…
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:
- Có sức khỏe tốt, sự dẻo dai. - Kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận.
- Có khả năng tổ chức, quản lý, sắp xếp công việc. Nhạy bén, sáng tạo trong công việc. - Có khả năng giao tiếp tốt, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chuẩn
- Có lòng nhiệt tình, say mê nghề nghiệp và yêu sách.
- Thành thạo ngoại ngữ và tin học sẽ tạo lợi thế lớn cho bạn khi bước chân vào ngành này.
Bạn có thể học ngành Thư viện tại Khoa Thông tin – Thư viện của các trường sau: Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, Trường ĐH văn hóa TP. HCM, Trường ĐH DL Đông Đô…
Thông tin do Tủ sách Hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp
Ngành Tâm lý học Đời sống tinh thần của con người vốn phức tạp. Trong xã hội công nghiệp, con người lại phải đối mặt với những hiện tượng tâm lý - xã hội như ly hôn, tự sát, xung đột gia đình v.v… Những chứng bệnh của thời đại như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi… ngày càng phổ biến và ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả công việc, cuộc sống. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn đời sống tinh thần vô cùng phức tạp và phong phú của mình. Vậy làm thế nào để có thể nhận thức rõ mình? Làm thế nào để có thể chế ngự được những ẩn ức trong lòng? Làm thế nào để mình thành đạt trong công việc? Tâm lý học chính là ngành khoa học giúp mọi người từng bước khám phá và thực hiện điều đó.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Làm việc trong ngành này đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều với mọi người, mọi đối tượng xã hội. Người làm nghề tâm lý phải có kiến thức vững vàng về tâm lý học, có kỹ năng trong nghiên cứu, vận dụng các kiến thức vào thực tế, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, phản hồi, có thái độ thận trọng, tận tâm, công bằng trong công việc.
Những người được đào tạo cơ bản về tâm lý học có thể tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội: trong các cơ sở đào tạo (làm giáo viên giảng dạy tâm lý học tại các trường cao đẳng, đại học..), trong các cơ sở nghiên cứu (làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các viện tâm lý học, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng tâm lý học, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…), trong các công ty, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lý (làm tư vấn viên, cán bộ trị liệu…). Ngoài ra, với bằng cử nhân tâm lý, bạn cũng có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (nhân viên phòng Nhân sự, phòng Marketing, Thiết kế quảng cáo, Nghiên cứu thị trường…), trong các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, UBND phường, xã…), trong các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, bộ ngành (Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội…), trong các bệnh viện (làm cán bộ trị liệu tâm lý và tư vấn tâm lý cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân…), trong các trường phổ thông (làm cán bộ tư vấn học đường) v.v…
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:
- Có kiến thức phong phú về các lĩnh vực văn hóa, xã hội.
- Có hiểu biết rộng về các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội hàng ngày.
- Trung thực, tôn trọng người khác, khách quan, không nhận xét, đánh giá đối với những khúc mắc tâm lý của người khác, nhạy cảm.
- Cởi mở
- Chịu được áp lực cao trong công việc. - Kiên nhẫn.
- Biết lắng nghe.
- Có khả năng chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu vấn đề.
- Có khả năng thuyết phục khéo léo, nhẹ nhàng trong giao tiếp, diễn đạt tốt. - Có kỹ năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề.
Một số địa chỉ đào tạo:
Khoa tâm lý học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Dân lập Văn Hiến v.v…
Thông tin do Tủ sách Hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp
Ngành Lịch sử Lịch sử là khoa học nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Chính vì thời gian diễn ra đã lâu nên lịch sử vẫn còn rất nhiều bí ẩn đang được con người khám phá từng ngày.
Nhà sử học nghiên cứu các sự kiện, hoạt động của con người đã diễn ra trong quá khứ, để từ đó rút ra kết luận cho từng thời kỳ hay cả quá trình lịch sử. Họ tiến hành nghiên cứu lịch sử quốc gia, khu vực hay lịch sử thế giới, nghiên cứu từng giai đoạn hay cả quá trình phát triển lịch sử, cũng có khi đi sâu vào từng sự kiện, từng con người cụ thể.
Công việc chính của nhà sử học
- Xem xét, đánh giá và làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ bằng cách khai thác thông tin qua các nguồn sử liệu như: di tích lịch sử, hiện vật trong bảo tàng, thư tịch cổ, các sáng tác dân gian (truyền thuyết, cao dao, hò vè), phong tục tập quán, hồi ký, nhật ký, thư từ, báo chí, các cuộc phỏng vấn, các công trình nghiên cứu của các nhà sử học khác.
- Tìm và đọc các nguồn sử liệu để lấy thông tin, sau đó sắp xếp lại và kiểm tra tính chính xác của thông tin, từ đó đưa ra các kết luận.
- Giới thiệu kết quả nghiên cứu qua các tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, các bài giảng.
- Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu, cố vấn cho các kế hoạch, chương trình có liên quan đến lịch sử, giảng dạy lịch sử tại các trường học.
- Mỗi nhà sử học thường nghiên cứu sâu về một lĩnh vực, hay một giai đoạn lịch sử nhất định như lịch sử văn hóa, lịch sử Nhà nước pháp luật, lịch sử Việt Nam cổ trung đại, lịch sử Việt Nam cận đại v.v…
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Nhà sử học có thể là nhà nghiên cứu lịch sử tại các viện nghiên cứu, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên tại các trường phổ thông. Họ cũng có thể làm việc trong các bảo tàng, các nhà xuất bản, các tòa soạn báo, các cơ quan hành chính Trung ương và địa phương. Họ làm cố vấn cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội v.v… Các chương trình truyền hình, các tour du lịch… cũng thường sử dụng các nhà sử học với vai trò cố vấn.
Công việc của nhà sử học diễn ra ở rất nhiều nơi:
- Trong phòng nghiên cứu để phân tích, tổng hợp và đối chiếu, so sánh các nguồn sử liệu với nhau, nhằm tìm ra câu trả lời chính xác cho các sự kiện.
- Tham gia các cuộc khai quật khảo cổ học, tìm kiếm các hiện vật khảo cổ để phân tích, làm sáng tỏ những sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan.
- Tham gia các cuộc điễn dã dân tộc học để tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của một tộc người. - Tham gia các hội thảo, các chương trình hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước. Cũng có khi họ tham gia thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình để làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử đang được quan tâm.
- Luôn luôn trau dồi kiến thức trên mọi lĩnh vực, tìm tòi các nguồn tư liệu mới trong các thư viện, các trung tâm lưu trữ, trung tâm nghiên cứu cũng như trong các cuộc khảo sát thực tế bổ sung cho công trình nghiên cứu của mình.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:
- Ưa tìm tòi, khám phá, tư duy phân tích và tổng hợp
- Có niềm đam mê với việc tìm hiểu sự phát triển trong đời sống nhân loại. - Có kiến thức sâu rộng về nhiều mặt, nhất là lịch sử.
- Ham học hỏi.
- Có trí nhớ tốt, sức khỏe tốt.
Một số địa chỉ đào tạo:
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM), Đại học Huế, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội v.v…
Thông tin do Tủ sách Hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp
Nghề Báo Nhà báo là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Nhiệm vụ đặc thù của nhà báo là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ, thậm chí mỗi phút, mỗi giây.
Báo chí Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Ngày nay, từ góc nhìn hiện đại, các loại hình báo chí (báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh, báo ảnh, báo điện tử, hãng thông tấn) được coi là lĩnh vực chủ chốt của truyền thông đại chúng.
Nhà báo làm việc vất vả dưới sức ép căng thẳng của công việc và thời hạn, đặc biệt là ở các đài truyền hình. Họ phải đi nhiều, liên tục chạy theo các sự kiện mới. Nếu ở báo in, nhà báo làm việc tương đối độc lập thì ở lĩnh vực truyền hình, nhà báo thường làm việc theo nhóm gồm phóng viên, quay phim v.v...
Trong không ít trường hợp, nghề báo khá nguy hiểm, đặc biệt với những phóng viên thuộc mảng điều tra kinh tế, tệ nạn xã hội, phóng viên chiến trường v.v... Do đi nhiều, tìm hiểu nhiều, nhà báo thường có vốn kiến thức rất phong phú, quan hệ xã hội rộng và đa dạng.
Hầu hết nhà báo làm việc tại các cơ quan báo chí như thông tấn xã, các toà soạn báo in hay các đài phát thanh, truyền hình tại Trung ương và địa phương. Ngoài ra, họ cũng công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí như: Vụ Báo chí các ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ, quận uỷ, huyện uỷ Cục Báo chí các Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố các phòng Văn hoá Thông tin quận, huyện.
Với chuyên môn báo chí, bạn còn có thể làm việc tại các phòng Thông tin - Báo chí của các cơ quan, các Bộ, ban, ngành, lực lượng vũ trang hoặc các tổ chức chính trị - xã hội, các công ty truyền thông hay các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, tuỳ viên báo chí ở các Đại sứ quán trong và ngoài nước v.v... Bạn cũng có thể trở thành nhà báo tự do (tức là không phụ thuộc vào bất kì một cơ quan tổ chức nào ngoài chính bản thân bạn). Đây là mô hình rất phát triển ở phương Tây.
Tóm lại, cơ hội việc làm trong ngành này rất rộng mở.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết
- Năng khiếu phát hiện thông tin: quan tâm đến sự kiện và luôn biết phát hiện vấn đề, nhanh nhạy và tháo vát trong tiếp nhận và xử lý thông tin.
- Năng khiếu truyền tin: Biết cách chọn lọc thông tin và khiến nó trở sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu và cần thiết với công chúng. - Đam mê với nghề thông tin.
- Sức khoẻ tốt, ưa vận động, nhanh nhẹ, tháo vát
- Với truyền hình hay phát thanh, có một số yêu cầu đặc thù của nghề về chất giọng, ngoại hình cao hơn các loại hình báo chí khác.
- Có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất chính trị trong sáng
- Biết học hỏi, tìm tòi để xây dựng cho mình một vốn văn hoá, vốn sống phong phú và phong cách viết riêng.
Một số địa chỉ đào tạo
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế), Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I v.v...
Tuy nhiên, bạn có thể bước vào nghề báo từ bất cứ ngành đào tạo nào, đặc biệt các ngành vốn gần gũi với báo chí như: Luật, Lịch sử, Văn học, Ngôn ngữ học, Xã hội học...
Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp
Ngành Du lịch Du lịch là hoạt động của con người đi ra khỏi nơi sống và làm việc, đến nơi khác để tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi giải trí, tôn giáo - tâm linh... Làm du lịch có thể hiểu là xây dựng, tiếp thị, quảng bá, bán và thực hiện các chương trình du lịch (đã bán) cùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch đi kèm.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Phần lớn những người làm việc trong ngành du lịch có thể tìm thấy vị trí của mình ở các tổng công ty du lịch với nhiều chi nhánh, công ty con, các công ty, trung tâm du lịch, trung tâm lữ hành...
Trong ngành du lịch, bạn có thể trở thành:
- Người quản lý và điều hành du lịch: làm việc tại văn phòng, kết nối quan hệ, lên mô hình và điều phối nhân viên dưới quyền, đảm bảo phục vụ các tour du lịch tốt nhất.
- Hướng dẫn viên du lịch: phải có kiến thức địa lý, lịch sử sâu rộng. Công việc gắn liền với những chuyến đi. - Nhân viên lễ tân
- Nhân viên marketing du lịch
- Nhân viên phục vụ bàn, bếp, buồng, bar tại các nhà hàng, khách sạn
Ngoài ra, trong ngành này còn có rất nhiều dạng công việc phong phú khác như: chăm sóc khách hàng, thông tin du lịch, xây dựng chương trình du lịch, bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe, tổ chức vui chơi giải trí, giáo dục môi trường du lịch, bảo trì, nghiên cứu về du lịch, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch v.v...
Những năm đầu thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam. Theo dự kiến, đến năm 2010, ngành du lịch nước ta phấn đấu đón khoảng 6 triệu du khách quốc tế, 25 triệu du khách trong nước. Với sự phát triển ấy, ngành này đang rất cần một đội ngũ nhân lực mạnh.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết
- Có duyên nghề: tác phong linh hoạt, tươi tắn, thân thiện, thái độ giúp đỡ, quan tâm, kiến thức vững vàng, ứng xử thông minh, khéo léo
- Nhạy cảm, tâm lý, quan tâm đến mọi người, biết lắng nghe - Lợi ngôn, khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt hiệu quả - Óc tổ chức tốt, chủ động và độc lập
- Giao tiếp ngoại ngữ thành thạo
Một số địa chỉ đào tạo
- Trường Đại học công lập: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Văn hoá, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh...
- Trường Đại học dân lập: Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập Phương Đông, Viện Đại học Mở, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Trường Đại học Dân lập Duy Tân, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Văn hiến...- Trường Cao đẳng: Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Cao đẳng Văn hoá Tp.Hồ Chí Minh...
- Trường trung học chuyên nghiệp: hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp có đào tạo ngành này chia làm hai loại: + Hệ thống các trường của ngành du lịch trực thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam: cả nước có 3 trường đặt ở Vũng Tàu, Huế, Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn (do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn quản lý).
+ Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp không do ngành du lịch trực tiếp quản lý được phân bố nhiều nơi trong