- Phân tích viên tài chính: Tư vấn cho người đầu tư lựa chọn được những chứng khoán phù hợp với nguyện vọng của họ nhất Để làm được việc đó, phân tích viên tài chính phải nghiên cứu và phân tích nhiều nguồn thông tin về công ty phát hành chứng
DỊCH VỤ XÃ HỘ
Ngành Công tác xã hội Ở Việt Nam, ngành Công tác xã hội (CTXH) mới mở kể từ tháng 10 năm 2004. Từ đó đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép hơn 20 trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành CTXH. Nghe thật khô khan, nhưng thật ra đây là một nghề vô cùng sôi động bởi vì bạn luôn phải giao tiếp với những con người đặc biệt trong xã hội.
Thực chất, đây là việc giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong cuộc sống, góp phần làm ổn định và tiến bộ xã hội.
Các nước phát triển trên thế giới xem CTXH như một phần quan trọng của sự phát triển cộng đồng, phát triển xã hội và các nhân viên xã hội là người thực hiện trực tiếp.
CTXH phát triển mạnh sẽ góp phần phát triển và cải thiện hệ thống an ninh xã hội Trợ giúp con người và cộng đồng giải quyết và đối phó với các khó khăn trong cuộc sống...
Công tác xã hội - một ngành rất rộng
Nếu bạn quan tâm đến công việc này, bạn nên biết có rất nhiều lĩnh vực CTXH tuỳ theo vấn đề hay đối tượng khác nhau: CTXH đối với phát triển cộng đồng (giải quyết bền vững các vấn đề nghèo đói, trẻ em lang thang, người già cô đơn, tệ nạn xã hội...). CTXH trong các lĩnh vực tệ nạn xã hội và tội phạm (Những người nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm, người lớn và trẻ em làm trái pháp luật là đối tượng thường xuyên của chương trình phục hồi xã hội).
Ngoài ra còn có CTXH đối với những người khuyết tật, người cao tuổi CTXH trong bệnh viện và trong trường học...
Nhu cầu nhân viên CTXH hiện khá cao. Sinh viên tốt nghiệp CTXH có thể làm việc tại :
- Các cơ sở, chương trình xã hội công lập (thuộc Bộ Lao-động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em, tòa án, trường học, bệnh viện, xí nghiệp...), dân lập hay tư nhân, thuộc môi trường nông thôn hay thành thị.
- Các chương trình nghiên cứu xã hội, cải tiến dân sinh, quy họach đô thị, bảo vệ môi trường, chương trình tài trợ, hợp tác quốc tế và phát triển xã hội, phát triển cộng đồng của tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ.
- Giảng dạy hay trợ lý giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành công tác xã hội tại thực địa cho cán bộ xã hội bậc cao đẳng, trung sơ cấp.
Bạn cần những kỹ năng gì để trở thành nhà công tác xã hội?
Trước hết, người làm CTXH rất cần có khả năng giao tiếp tốt, hiểu và dễ thông cảm với con người. Đối tượng trực tiếp làm việc của bạn đa số là những con người “lệch chuẩn”, bởi vậy nếu bạn không có những đức tính đó, bạn sẽ dễ bỏ cuộc.
Bạn rất cần tính kiên nhẫn nữa, bởi công việc này rất lâu dài, ít khi có được kết quả nhanh chóng. Điều tiếp theo là bạn cần có khả năng hoạt động trong nhiều môi trường. Làm nghề này, bạn không thể mong muốn làm việc chỉ trong văn phòng và chỉ làm trong giờ hành chính.
Công việc này sẽ rất căng thẳng, nhưng cũng đem lại cho bạn những điều lý thú: Thứ nhất, bạn sẽ có được niềm vui khi giúp đỡ những người khó khăn và khốn khổ. Thứ hai, công việc đem lại cho bạn rất nhiều hiểu biết về con người và những kinh nghiệm ứng xử. Bạn cũng sẽ được đi và gặp rất nhiều cảnh, nhiều người.
Nếu bạn chỉ yêu thích các vấn đề có tính tổng quát thì bạn đừng chọn nghề CTXH.
Học Công tác xã hội ở đâu?
Như trên đã giới thiệu, hiện có khoảng 20 cơ sở đào tạo ngành CTXH. Cụ thể: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH quốc gia Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, ĐH Đà Lạt, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Đồng Tháp, ĐH Công đoàn, ĐH Lao động Xã hội, ĐH Vinh, ĐH Quy Nhơn, ĐH Mở TP Hồ Chí Minh, ĐH Dân lập Thăng Long, ĐH Khoa học Huế, Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình, Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình, Cao đẳng Sư phạm Kom Tum...
Vào học, bạn sẽ được trang bị các kiến thức như: CTXH với cá nhân, CTXH nhóm, Tổ chức và phát triển cộng đồng, Những vấn đề xã hội và an sinh xã hội, quản trị ngành công tác xã hội, chính sách xã hội, xây dựng và quản lý dự án xã hội...
Thạc sĩ Kim Chi - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Nghề Xã hội học Có thể hình dung xã hội là một “cơ thể sống”, có lúc tiềm ẩn hoặc bộc phát những hiện tượng “bệnh lý” làm chậm, thậm chí kéo lùi sự phát triển? Nhà xã hội học chính là “bác sĩ chẩn bệnh” xã hội.
Đâu đó, bạn vẫn thường nghe những câu chuyện, những lời thắc mắc, đại loại: Cớ sao mà thời buổi bây giờ lại xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội mới thế? Hôm qua có người tự tử, sao lại thế nhỉ?
Tự tử là người ta chán sống thì chết ấy mà, liên quan gì đến xã hội... Thật thế không? Sao lại có người giầu sụ nhưng cũng quá nhiều người nghèo không tấc đất cắm dùi?
Tại sao lại có những nhóm người nguy cơ bị HIV/AIDS cao hơn những nhóm người khác?
Từ ngày có Internet, hay có, dở có, nhưng ai là người có nhiều lợi ích nhất từ nó? Khi nào thì đua xe là môn thể thao và khi nào nó bị coi là “tội đồ” trên đường phố...
Tìm cách trả lời những câu hỏi đó, là nhiệm vụ của xã hội học.
Có người nghĩ, nghề này “nghiên cứu toàn bộ xã hội”. Thật ra không hẳn thế.
Từ thế kỷ 19, một ngành khoa học mới đã ra đời. Những người theo đuổi nó tìm cách khám phá ra bản chất mang tính quy luật của các hiện tượng xã hội, rõ hơn là “mặt xã hội” của các hoạt động trong đời sống xã hội chúng ta. Đó chính là ngành xã hội học.
Xã hội học - một nghề đa dạng về môi trường công việc
Với những kiến thức xã hội học được trang bị một cách chuyên nghiệp, bạn sẽ có thể giải mã những hiện tượng xã hội rất đa dạng. Khi đã có nghề xã hội học trong tay bạn có thể lựa chọn những định hướng nghề nghiệp cụ thể hơn.
Bạn có thể tiếp tục làm nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu, làm giảng viên xã hội học tại các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học, về làm việc tại các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, thậm chí là cả trong những bộ phận liên quan đến quan hệ đối ngoại, quan hệ xã hội, quan hệ công chúng của các tổ chức kinh tế, toà báo, doanh nghiệp...
Tại mỗi vị trí làm việc, bạn có thể phát huy kiến thức xã hội học của mình trên cơ sở gắn kết với thực tiễn (yêu cầu cụ thể của cơ quan, doanh nghiệp mà mình làm việc). Công việc này tạo cho bạn cơ hội lớn để tham gia vào các hoạt động gắn với phát triển xã hội, phát triển cộng đồng...
Dù làm việc ở đâu, con mắt xã hội học cũng thường xuyên đem lại cho bạn những bất ngờ khi”thám hiểm” xã hội xung quanh ta. Trong nghề này, không thể thiếu những chuyến nghiên cứu dã ngoại, nếu như không nói đó là một mảng không thể thiếu và chiếm một thời lượng không nhỏ trong cuộc đời nhà xã hội học.
Đây cũng là những cơ hội tuyệt vời để bạn khám phá những miền đất lạ, gặp gỡ những con người, những cộng đồng xã hội khác đầy thú vị.
Bạn cần những kỹ năng gì để trở thành nhà xã hội học?
Trước hết, nhà xã hội học cần có tư duy phân tích để chạm tới, nắm bắt được sợi dây bản chất xuyên suốt mỗi hiện tượng xã hội. Đi tới đích đó bạn rất cần tự tin và kiên nhẫn.
Những đức tính đó sẽ giúp bạn không chùn chân, mỏi gối vì con đường từng bước tích luỹ, luyện tập tư duy phân tích thật sự không phải trải đầy hoa hồng và chẳng ngắn ngủi gì.
Không kém phần quan trọng đối với một người làm nghề xã hội học là khả năng giao tiếp tốt và tính nhân văn. Nên biết, đối tượng trực tiếp làm việc của bạn là những con người.
Một kỹ năng không thể thiếu đó là khả năng viết giúp bạn diễn tả chính xác những ghi nhận trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và đặc biệt là khi trải ra trên giấy báo cáo kết quả “bươn chải ngày đêm” của mình.
Học xã hội học ở đâu?
Hiện nay môn xã hội học đã được đưa vào chương trình giảng dạy cao đẳng, đại học, sau đại học ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội cho bạn tiếp cận môn học này. Nếu không theo chuyên ngành xã hội học, bạn cũng được học nó trong chương trình học phần đại cương của những ngành mà bạn lựa chọn.
Để có cơ hội trở thành nhà xã hội học, sau khi tốt nghiệp chương trình phổ thông trung học bạn có thể thi thẳng vào khoa Xã hội học ở các trường đại học theo khối C và khối D.
Nếu bạn đã đi làm nhưng muốn có thêm tay nghề xã hội học để đáp ứng yêu cầu công việc và tìm những cơ hội mới trên thị trường lao động, bạn có thể tham gia các lớp đại học tại chức và văn bằng hai xã hội học với giờ giấc học tập rất linh hoạt. Tại các trường Khoa học xã hội và Nhân văn ở Hà Nội, trường Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Học viện báo chí và truyền thông, Đại học Công đoàn, Đại học Đà Lạt... khoa Xã hội học đang mở rộng cánh cửa chờ đón các nhà xã hội học tương lai.
Ngành Sư phạm Theo âm Hán Việt, sư có nghĩa là thầy, phạm là khuôn thước, mẫu mực. Như vậy, theo cách hiểu giản dị nhất, sư phạm có nghĩa là người thầy mẫu mực, khuôn phép, là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Làm việc trong ngành sư phạm là bạn tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội.
Ngành Sư phạm
Theo âm Hán Việt, sư có nghĩa là thầy, phạm là khuôn thước, mẫu mực. Như vậy, theo cách hiểu giản dị nhất, sư phạm có nghĩa là người thầy mẫu mực, khuôn phép, là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Làm việc trong ngành sư phạm là bạn tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Trong ngành sư phạm, bạn có thể làm việc tại:
- Hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, đại học trong cả nước.
- Các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.
- Các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục...
Đây là nghề thường đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong trường sư phạm hoặc có chứng chỉ sư phạm. Với phái nữ, đây là một trong những sự lựa chọn được ưu ái nhất bởi có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, ít va chạm với những bon chen của xã hội. Cùng chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, số trường lớp ở nước ta không ngừng tăng trong những năm qua dẫn đến nhu cầu tuyển dụng giáo viên lớn. Hiện nay, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do số lượng người theo học ngành này thường đông nên cạnh tranh tuyển dụng khá gay gắt.
Một số nghề nghiệp trong ngành sư phạm:
- Giáo viên mầm non - Giáo viên tiểu học
- Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông - Giảng viên đại học, cao đẳng
- Ngoài ra còn có: Giáo viên trung học chuyên nghiệp, giáo viên dạy các môn văn hóa, kỹ thuật, dạy nghề nghiệp tại các trường dạy nghề; Giáo viên hướng dẫn thực hành tại các trường dạy nghề.
Phẩm chất và kỹ năng cần có
- Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết - Giàu tình yêu thương, đặc biệt là yêu lớp người trẻ tuổi
- Có lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu - Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người - Kiên trì, nhẫn nại
- Ham học hỏi và luôn mong muốn truyền đạt lại cho người khác
Một số địa chỉ đào tạo
Nếu bạn chọn học ngành sư phạm, bạn sẽ dễ dàng tìm được cơ sở đào tạo bởi số lượng trường đại học, cao đẳng sư phạm nước ta hiện nay khá lớn và có mặt ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, điểm thi vào trường sư phạm thường cao hơn các trường khác.
Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp
Ngành Luật Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Công việc trong ngành luật, đặc biệt là với thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, thư ký tòa án v.v... thường áp lực lớn với khối lượng hồ sơ, tài liệu khổng lồ và những tình huống bất ngờ luôn có khả năng xảy ra. Tùy vào nghề nghiệp cụ thể mà những người trong ngành này có điều kiện làm việc khác nhau.
Theo một báo cáo mới đây, mọi lĩnh vực đều thiếu cán bộ pháp luật. Tính tới năm 2010, ngành tòa án cần thêm khoảng 4.000 thẩm phán, ngành kiểm sát cần thêm khoảng 2.500 kiểm sát viên, nhu cầu xã hội cần thêm hàng chục nghìn luật sư, chưa kể nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành công an cần cán bộ có trình độ cử nhân luật. Đây là cơ hội lớn cho những bạn trẻ muốn được tham gia vào ngành này.
Trong ngành luật, bạn có thể trở thành thẩm phán, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giảng viên luật...
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết
- Công bằng, trung thực, khách quan
- Có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao - Khả năng diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ
- Có bản lĩnh vững vàng
Một số địa chỉ đào tạo
Đào tạo pháp luật cơ bản: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Khoa Luật Kinh tế (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Khoa Luật (Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế), Trường Đại học Cần Thơ v.v...
Tốt nghiệp, bạn có thể trở thành chuyên gia pháp lý, làm việc ở tất cả những nơi có nhu cầu. Để được Nhà nước bổ nhiệm vào một số chức danh đặc thù như thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, bạn còn phải trải qua khoá đào tạo nghề tại Học viện Tư pháp với thời gian quy định khác nhau cho từng chức danh.
Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp
Ngành Thư viện Thư viện là nơi lưu trữ các ấn phẩm, tài liệu phục vụ nhu cầu đọc, tìm hiểu của nhân dân. Ngoài những chức năng nhiệm vụ chung, tùy theo mục đích, quy mô mà từng thư viện có thêm các chức năng, nhiệm vụ riêng và phục vụ đối tượng người đọc khác nhau.