NÔNG – LÂM – NGƯ

Một phần của tài liệu Tài liệu THÔNG TIN CÁC NGÀNH NGHỀ (TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG) (Trang 52 - 60)

- Hạ sĩ quan và binh sĩ: là những quân nhân phục vụ trong các đơn vị quân đội có thời hạn theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện quân sự chu đáo với kỷ luật nghiêm minh.

NÔNG – LÂM – NGƯ

Ngành Nông học Bạn có mơ ước ngày nào đó bạn sẽ…: có khả năng cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, an toàn và đầy đủ cho mọi người? Tham gia bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên đất đai hữu hiệu hơn? Khám phá phương pháp mới để làm ra lương thực và thức ăn gia sức bổ dưỡng hơn? Đi đầu trong kỹ thuật sử dụng mô hình công nghệ mới nhất, những dữ liệu từ vệ tinh và những tia laser công nghệ cao?

Nếu bạn trả lời “Có” với bất cứ câu hỏi nào trên đây, Nông học (hay gọi giản dị là trồng trọt) có thể là ngành phù hợp với bạn. Nông học là ngành học trồng các cây trồng để làm thực phẩm, thức ăn gia súc, và cây lấy sợi. Nông học nghiên cứu về các loại cây trồng và tất cả các yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng như cỏ dại, bệnh, côn trùng…

Công việc chính của nhà nông học:

Nhà nông học có kiến thức về: chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, khoa học thảm cỏ, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng, sinh học phân tử, khoa học hạt giống, dinh dưỡng, bệnh cây, toán học và xây dựng mô hình, phát triển quốc tế.

Với những kiến thức ấy, nhà nông học nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường. Những kỹ sư nông học khi ra trường có cơ hội nghề nghiệp phong phú và cũng đầy sáng tạo, thách thức.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:

Nhà nông học có thể làm việc tại: các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hóa chất nông nghiệp, các trường đại học và cao đẳng với công tác nghiên cứu và giảng dạy…

Phẩm chất và các kỹ năng cần thiết:

- Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học, hóa học và sinh học. - Yêu nông thôn và công việc nông nghiệp.

- Có khả năng phán đoán tốt, khả năng tổ chức công việc tốt. - Thích công việc nghiên cứu, yêu thích các loại thực vật.

Một số địa chỉ đào tạo:

Bạn có thể học ngành nông học tại: Trường Đại học Nông nghiệp 1, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Cao đẳng Nông Lâm v.v…

Thông tin do Tủ sách Hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp

Ngành Phát triển nông thôn Đây là một ngành học mới mà nhiều trường đại học Việt Nam đang đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông thôn và nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn. Chuyên viên phát triển nông thôn có vốn kiến thức rộng kèm theo kỹ năng vừa đủ bao quát từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Theo học ngành này, bạn sẽ tiếp cận với các phương pháp trong công tác xây dựng nông thôn và kinh doanh nông nghiệp, hướng dẫn người dân nông thôn sản xuất hiệu quả hơn.

Công việc chính của chuyên viên phát triển nông thôn:

Với những phương pháp nghiệp vụ chuyên môn, chuyên viên phát triển nông thôn truy cập các cơ sở dữ liệu liên quan đến nông thôn một cách đắc lực, giúp gia đình mình làm giàu đồng thời cũng giúp cho các tầng lớp nhân dân ở nông thôn làm giàu.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Chuyên viên phát triển nông thôn có thể làm việc tại: - Các cơ quan nông nghiệp các cấp từ tỉnh đến xã

- Các hợp tác xã nông nghiệp hay liên quan đến nông nghiệp

- Ngoài ra, với vốn ngoại ngữ và tin học được học trong suốt 4 năm cùng với các môn học về phát triển nông thôn, bạn cũng có thể đi làm chuyên gia tại các nước đang khó khăn về nông nghiệp.

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:

- Có khả năng tổ chức và quản lý tốt - Có tư duy chiến lược

- Có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên. - Khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt.

Một số thông tin đào tạo:

Phát triển nông thôn là một chuyên ngành mới, được đào tạo tại các trường: Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội, Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, Trường ĐH An Giang, Trường ĐH Cần Thơ, Trường CĐ Nông Lâm v.v…

Ngành Khoa học đất Đất là một trong những tài nguyên quý nhất của nhân loại. Các nhà khoa học đất khám phá và tìm hiểu tài nguyên đất và nước của địa cầu. Chuyên viên làm việc trong ngành khoa học đất có phương pháp nhận diện, giải thích và quản lý, sử dụng đất một cách hợp lý, bền vững trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đồng cỏ, hệ thống sinh thái, đô thị, phục hóa các vùng khai quặng mỏ v.v…

Ngành Khoa học đất:

- Bao gồm sinh học, sinh thái và nhiều khoa học khác về Trái Đất và tài nguyên thiên nhiên - Giao diện với địa chất học và địa lý học

- Tập trung tìm hiểu, quản lý sử dụng và cải thiện đất và nước.

- Sử dụng hóa học, vật lý học, vi sinh học, toán học cũng như các công cụ kỹ thuật cao để khám phá, phân tích, giải thích các số liệu kết quả về đất và lập mô hình các quy trình hình thành đất và phong cảnh.

- Kết hợp những quan tâm đối với con người, sản xuất lương thực và môi trường.

Công việc chính của nhà khoa học đất:

- Quy hoạch sử dụng đất - Bảo vệ môi trường

- Lập bản đồ sử dụng và bảo vệ đất ngập nước. - Bảo vệ đất và nước.

- Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS – áp dụng các số liệu địa lý trên máy vi tính). - Khảo sát đất (mô tả, phân loại và lập bản đồ đất)

- Lập trang trại

- Xây dựng những công trình sinh thái - Xây dựng nông nghiệp bền vững - Quản lý sử dụng nước.

- Quản lý sử dụng hóa chất nông nghiệp - Kỹ thuật và sử dụng phân bón.

- Đánh giá địa điểm thích hợp làm nhà vệ sinh, khu chứa nước chảy tràn, và những công dụng liên quan đến đất và nước khác. - Quản lý sử dụng các chất thải công nghiệp và nước cống tiêu

- v.v…

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Nhà khoa học đất đưa khoa học và kỹ thuật vào những vấn đề liên quan đến tài nguyên đất và nước, tham gia vào việc quản lý sử dụng đất và nước trong nhiều mục đích, từ đô thị đến nông thôn, môi trường. Họ đóng vai trò quan trọng trong các quyết định về sử dụng tài nguyên đất trong các dự án công hoặc tư nhân. Nhà khoa học đất làm việc trong các công ty tư nhân chuyên về tư vấn sử dụng tài nguyên đất và nước, các cơ quan nông nghiệp Nhà nước, các tổ chức nông nghiệp quốc tế v.v…

Những sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học đất có thể làm các nghề như: chuyên viên tư vấn về môi trường, sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp chuyên viên đánh giá đất đai chuyên viên về xử lý chất thải độc hại và không độc hại chuyên viên áp dụng phân bón và hóa chất nông dược nhà sinh thái học chuyên viên hoặc cán bộ quản lý phòng thí nghiệm chuyên viên nghiên cứu phòng thí nghiệm hoặc đồng ruộng giảng viên về Khoa học đất v.v…

Nhà khoa học đất làm việc ở các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân. Cơ hội nghề nghiệp của họ rất rộng mở trong các cơ quan các cấp, mọi ngành kinh doanh nông nghiệp, tư vấn và các cơ sở giáo dục.

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:

- Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học, hóa học và sinh học. - Có khả năng phán đoán tốt, khả năng tổ chức công việc tốt.

- Có tầm nhìn xa, tư duy chiến lược, tư duy phân tích tốt.

- Yêu thích công việc nghiên cứu, tìm tòi, những công việc gần với thiên nhiên.

Bạn có thể học ngành này tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường Đại học Nông nghiệp 1, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Cần Thơ v.v…

Ngành Lâm nghiệp Rừng chứa đựng những giá trị kinh tế xã hội, làm trong lành môi trường sống, là một trong những mắt xích quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào. Những cánh rừng hùng vĩ, những mầm non hứa hẹn và biết bao điều bí ẩn khác của rừng nhiệt đới đang cần đến tất cả chúng ta. Hãy đến với rừng bằng lòng bác ái và dũng cảm của thần Promete bởi cây xanh không chỉ “đánh cắp lửa của mặt trời’ mà còn là cầu nối giữa trời và đất, giữa thế giới vô sinh với thế giới hữu sinh…

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp trong ngành Lâm nghiệp trước hết phụ thuộc vào năng lực của bạn. Bạn cần có đủ ba tố chất căn bản:

- Kiến thức: các kiến thức chuyên ngành và liên ngành trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp và phát triển nông thôn. - Kỹ năng: Các kỹ năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, làm việc hiệu quả…

- Thái độ: Cởi mở, hòa nhập và luôn biết lắng nghe…

Với các tố chất đó, bạn hoàn toàn có thể có cơ hội là việc tại: các cơ sở đào tạo (trường đại học, trường cao đẳng…), các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và quốc tế, các công ty khai thác và chế biến lâm sản v.v…

Một số nghề nghiệp trong ngành lâm nghiệp:

- Nhà khoa học lâm nghiệp: Hoạch định kế hoạch, đề xuất những dự án, giải pháp phát triển, bảo vệ rừng, cảnh báo nguy cơxâm hại rừng, khai thác nguồn lợi rừng một cách hiệu quả nhất. Họ nghiên cứu, tìm ra công nghệ, kỹ thuật chế biến cây rừng xâm hại rừng, khai thác nguồn lợi rừng một cách hiệu quả nhất. Họ nghiên cứu, tìm ra công nghệ, kỹ thuật chế biến cây rừng thành những nguyên vật liệu mới sự dụng hiệu quả cho cuộc sống. Ngoài ra, họ còn tham gia đào tạo, truyền thụ những kiến thức về rừng cho cộng đồng, giúp mọi người hưởng lợi từ rừng mà vẫn có thể bảo vệ rừng.

Nhà khoa học lâm nghiệp làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học, các trung tâm thí nghiệm hay phòng thí nghiệm của các tập đoàn, công ty sản xuất lớn, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên… Đi công tác xa nhà (đi thực địa, đi du lịch sinh thái, khảo sát thực tế) là công việc khá thường xuyên của các nhà khoa học lâm nghiệp.

- Kỹ sư lâm sinh: Đảm nhiệm tất cả các công việc từ thiết kế, lập kế hoạch sản xuất, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đếnnhững kỹ thuật gây giống, trồng trọt, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng. Công việc của kỹ sư lâm sinh là tạo ra những sản phẩm cụ những kỹ thuật gây giống, trồng trọt, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng. Công việc của kỹ sư lâm sinh là tạo ra những sản phẩm cụ thể, có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại của các dự án phát triển lâm nghiệp.

Kỹ sư lâm sinh chủ yếu làm việc tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các lâm trường, hợp tác xã sản xuất kinh doanh rừng. Họ làm việc với các công cụ từ thô sơ như dao, cuốc tới những thiết bị hiện đại tối tân như thiết bị định vị toàn cầu, phân tích vi lượng đất, khoáng, công nghệ GIS…

- Kỹ sư công nghệ sinh học: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, nuôi cấy mô và tếbào là công việc thường nhật của kỹ sư công nghệ sinh học. Bằng công nghệ sinh học, họ tạo ra những giống cây mới có nhiều bào là công việc thường nhật của kỹ sư công nghệ sinh học. Bằng công nghệ sinh học, họ tạo ra những giống cây mới có nhiều thuộc tính, ưu điểm vựot trội như: tốc độ sinh trưởng cao, phù hợp nhiều điều kiện địa hình, khí hậu, có nhiểu phẩm chất tốt cho mục đích sử dụng v.v…

Môi trường làm việc chủ yếu của kỹ sư công nghệ sinh học là các phòng thí nghiệm với đầy chai lọ và những thiết bị điện tử hiện đại, con số và biểu đồ, các trạm thực nghiệm… Họ làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà máy, xí nghiệp v.v… (tham khảo thêm ngành Công nghệ sinh học)

- Kỹ sư chế biến lâm sản: Công việc chủ yếu của kỹ sư chế biến lâm sản là quản lý, lập kế hoạch, hướng dẫn, điều hành sảnxuất, Họ rất am hiểu về cơ khí kỹ thuật, công nghệ, họ là nhân vật không thể thiếu của mọi cơ sở sản xuất trong lĩnh vực chế xuất, Họ rất am hiểu về cơ khí kỹ thuật, công nghệ, họ là nhân vật không thể thiếu của mọi cơ sở sản xuất trong lĩnh vực chế biến lâm sản.

Kỹ sư chế biến lâm sản thường làm việc tại các phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, xưởng sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, công ty, tập đoàn, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản.

- Nhà thiết kế sản phẩm mộc và nội thất: là những người hiểu rất rõ về nguyên liệu (chủ yếu là gỗ, tre nứa, song mây), vềkết cấu sản phẩm mộc, về công nghệ sản xuất. Được trang bị thêm những kiến thức cơ bản về mỹ thuật kiến trúc, về nhân trắc kết cấu sản phẩm mộc, về công nghệ sản xuất. Được trang bị thêm những kiến thức cơ bản về mỹ thuật kiến trúc, về nhân trắc học, các nhà thiết kế sản phẩm mộc và nội thất đưa ra những phương án thiết kế thực tế và khả thi. Công việc chủ yếu của họ là khảo sát nhu cầu sử dụng, điều kiện công nghệ, nguồn vốn, phác thảo tạo dáng, phân tích kết cấu sản phẩm, lập kế hoạch thi công sản xuất.

Nhà thiết kế sản phẩm mộc và nội thất làm việc chủ yếu trên bàn giấy với hệ thống máy tính cấu hình cao cùng các phần mềm đồ họa tiên tiến tại các phòng kỹ thuật, phòng thiết kế củaq những công ty, tập đoàn sản xuất chế biến lâm sản hoặc các ông ty thiết kế kiến trúc, nội thất.

- Nhà thiết kế cảnh quan: Thiết kế cảnh quan công viên, công sở, khu đô thị, khu công nghiệp… là công việc chủ yếu của nhàthiết kế cảnh quan. Với lợi thế am hiểu về cây xanh (điều kiện sinh trưởng, đặc tính sinh học, phân bố), các nhà thiết kế cảnh thiết kế cảnh quan. Với lợi thế am hiểu về cây xanh (điều kiện sinh trưởng, đặc tính sinh học, phân bố), các nhà thiết kế cảnh quan luôn đưa ra những đồ án thiết kế thông minh, không chỉ đơn thuần đem lại những cảm giác thư giãn cho nhu cầu giải trí của con người mà còn tạo ra một môi trường sống hài hòa, gần gũi với tự nhiên. Nhà thiết kế cảnh quan làm việc tại các văn phòng thiết kế, quy hoạch đô thị, công ty tư vấn thiết kế…

- Cán bộ kiểm lâm: Kiểm tra, kiểm soát việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, bảo vệ rừng là công việc chính của cánbộ kiểm lâm. Họ theo dõi, phát hiện, xử lý những vụ vi phạm khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Họ thường phải đương bộ kiểm lâm. Họ theo dõi, phát hiện, xử lý những vụ vi phạm khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Họ thường phải đương đầu với những tình huống nguy hiểm trong công việc, đối phó với những kẻ lâm tặc liều lĩnh. Đây là công việc khá mạo hiểm. Cán bộ kiểm lâm không chỉ cần có những kiến thức chuyên môn về rừng, lâm sản mà còn cần có một trái tim thép và tinh thần

Một phần của tài liệu Tài liệu THÔNG TIN CÁC NGÀNH NGHỀ (TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG) (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w