Viêm nội mạc tử cung là sự nhiễm trùng. Nguyên nhân chung nhất của sự nhiễm trùng là sự xẩy thai, quá trình ñẻ và sát nhau sau khi ñẻ; ñỡ ñẻ và can thiệp không cẩn thận, không vô trùng kỹ các dụng cụ và tay người làm...
Theo Debois. C. H. W. (1989) viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc tử cung. ðây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái do làm ảnh hưởng ñến sự phân tiết PGF2α ñể làm tiêu biến thể vàng ñồng thời ảnh hưởng trực tiếp ñến việc làm tổ của thai.
ðây là thể viêm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể viêm tử cung. Samad và Cs (1987) theo dõi 293 con trâu bị mắc bệnh ở cơ quan sinh dục thì những trường hợp trâu bị viêm nội mạc tử cung là cao nhất, chiếm 35,9% so với các bệnh sản khoa còn lại.
Theo Settergreen (1986) thì ở bò bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi ñẻ, nhất là các trường hợp ñẻ khó phải can thiệp làm niêm mạc tử cung tổn thương. Sau ñó là các vi khuẩn như: Steptococcus, Staphylococcus, E. Coli, Brucela, Salmonella,C. Pyogenes, roi trùng Trycomonas Foetus tác ñộng
gây viêm nội mạc tử cung.
Khi bị bệnh, con vật có triệu chứng: thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, ñau nhẹ có hiện tượng cong lưng rặn ra hỗn dịch như mủ, dịch viêm, các mảnh hoại tử niêm mạc tử cung ra khỏi cơ quan sinh dục. Trường hợp dịch chảy ra nhiều thì xung quanh âm môn, gốc ñuôi, hai bên mông dính nhiều dịch bẩn khô lại thành những ñám vẩy màu trắng, xám. Khi kiểm tra âm ñạo thì cổ tử cung hơi mở, dịch viêm và niêm dịch chảy ra nhiều. Kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện tử cung sưng to, hai sừng tử cung không cân xứng nhau, thành tử cung sưng dày và mềm hơn bình thường, kích thích nhẹ sừng tử cung co lại yếu. Có hiện tượng chuyển ñộng sóng trong trường hợp có nhiều dịch viêm, mủ tích lại trong tử cung.
Hình 2.2: Viêm nội mạc tử cung