Theo Arthur G.H. (1964), Nguyễn Kim Ninh và Bạch ðăng Phong (1994), Settergreen (1986) cùng khẳng ñịnh bệnh thiểu năng và teo buồng trứng xảy ra phổ biến, là nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng rối loạn sinh sản nhất là ñối với ñại gia súc.
Theo Barr và Hashim (1968) nghiên cứu cho thấy có tới 80% trâu ở Ai Cập không sinh sản là do thiểu năng buồng trứng. Còn Soliman và Cs (1981), nghiên cứu về nguyên nhân chậm sinh sản, vô sinh ở trâu, bò Ai Cập cho biết 30 – 40% trâu, bò ở ñây không có khả năng sinh sản vì buồng trứng không hoạt ñộng.
Nguyên nhân chủ yếu các tác giả cho thấy: thiểu năng và teo buồng trứng là do kế phát của viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, nuôi dưỡng chăm sóc kém, bị khai thác và làm việc quá sức. Tuyến giáp cũng vai trò khá quan trọng, một số nghiên cứu cho thấy khi tuyến giáp bị xơ cứng do mô liên kết tăng sinh, thay thế các mô tuyến do vậy hàm lượng các hormone tuyến giáp, I2 (Iode) không liên kết, T3 (Triiodthyronin) trong huyết thanh của những con bò này rất thấp so với mức bình thường. Những xét nghiệm trên ta thấy rõ sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như sắt, I2 trong việc gây thiểu năng và teo buồng trứng.
Theo Settergreen (1986) vai trò của TSH (Thyromin Stimulin Hormone) rất quan trọng, khi hàm lượng hormone này trong máu thấp thì buồng trứng của gia súc không hoạt ñộng. Triệu chứng ñặc trưng của bệnh thiểu năng và teo buồng trứng là chu kỳ sinh dục của gia súc bị rối loạn: ñộng dục không rõ, chu kỳ sinh dục kéo dài, ñộng dục nhưng không phóng noãn. Khi kiểm tra trực tràng thì vị trí, hình dáng và tính ñàn hồi của buồng trứng không thay ñổi, nhưng không có noãn bào phát triển và thể vàng, có trường hợp trên một buồng trứng có vết tích của thể vàng. Nếu buồng trứng bị teo thì thể tích buồng trứng nhỏ lại.
Hình 2.5: Bệnh thiểu năng buồng trứng: Buồng trứng nhẵn, không có noãn bao và thể vàng