KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

Một phần của tài liệu ứng dụng agent phần mềm trong tích hợp thông tin về phương tiện giao thông (Trang 74 - 84)

3.3.2.1 Công nghệ và môi trường sử dụng

Ứng dụng thử nghiệm mô hình tích hợp thông tin về phương tiện giao thông vận tải sử dụng ngôn ngữ lập trình Java, CSDL SQL server 2005, cài đặt trên máy chủ windows XP chạy trên nền JDK 1.7 và JADE Platform.

Các agent thu thập tại các cục quản lý chuyên ngành sẽ lấy thông tin có sẵn trong CSDL SQL server 2005 tại máy chủ ở cục và gửi trả kết quả về agent tích hợp

tại trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ. Thông tin được trả về sau khi được phân tích và tích hợp bởi agent tích hợp tại đây cũng được lưu trữ trong CSDL SQL 2005 như trong hình 3.14.

Hình 3.14. CSDL tích hợp thông tin giao thông vận tải.

3.3.2.2 Cài đặt và triển khai

Cách chạy chương trình:

Trong command promt, di chuyển đường dẫn tới nơi chứa mã nguồn của agent. Sau đó chạy agent tích hợp ở trung tâm tích hợp dữ liệu:

java jade.Boot <agentName>:AgentRequester

Sau khi khởi động thành công, agent tích hợp tại trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ sẽ hiển thị thông báo cho biết đang tìm kiếm các agent thu thập ở các cục quản lý chuyên ngành, nó sẽ chờ đợi trong một khoảng thời gian cho đến khi agent thu thập tại các máy chủ ở các cục quản lý chuyên ngành đăng ký với nó và hai bên có thể tương tác với nhau. Tiếp theo, tại máy chủ ở các cục quản lý chạy dòng lệnh sau để khởi động agent:

java jade.Boot –container host:<hostName or hostIp> <agentName>:Service(“AgentDuongSat”)

java jade.Boot –container host:<hostName or hostIp> <agentName>:Service(“AgentDuongBo”)

java jade.Boot –container host:<hostName or hostIp> <agentName>:Service(“AgentDuongThuy”)

Nếu khởi chạy thành công, các agent cục bộ sẽ hiển thị thông báo nó đã đăng ký với agent ở máy chủ trung tâm tích hợp dữ liệu và đang chờ yêu cầu từ agent tích hợp, đồng thời agent tích hợp cũng thông báo đã tìm thấy các agent cục bộ như trong hình 3.15.

Hình 3.15. Màn hình thực thi các agent.

Chú ý câu lệnh sẽ có “–container host:<host>” theo sau dòng chữ jade.Boot, trong câu lệnh trên thực hiện tại máy chủ hàng hải, JADE sẽ đăng ký agent container tại đây với main container tại máy chủ có địa chỉ ứng với giá trị của tham số host trong câu lệnh trên (là máy chủ trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ).

Khi tất cả các agent cục bộ đã đăng ký với agent tích hợp hoặc sau một khoảng thời gian nhất định, agent tích hợp sẽ ngừng tìm kiếm các agent khác, và thực hiện gửi yêu cầu tới các agent này, đợi các

agent xử lý yêu cầu rồi gửi kết quả về. Đối với mỗi loại agent cục bộ khác nhau thì sẽ gửi các thông tin khác nhau tới agent tích hợp.

Chương trình đưa ra hai tùy chọn cho agent tích hợp, tùy chọn một cho phép agent tích hợp tìm kiếm thông tin phương tiện giao thông theo tên phương tiện.

Hình 3.16. Tìm kiếm thông tin theo tên phương tiện.

Trong hình 3.16 là ví dụ agent tích hợp tìm kiếm thông tin có tên là “Tau hang HQ2000”, sau khi các agent cục bộ nhận được yêu cầu, xử lý thông tin và gửi kết quả lại cho agent tích hợp thì thông tin tìm kiếm đó là của phương tiện hàng hải (của AgentDuongThuy như trong hình).

Tùy chọn hai cho phép các agent cục bộ gửi thông tin tương ứng của từng loại phương tiện về agent tích hợp, sau khi có được thông tin tổng hợp về tất cả các loại phương tiện này, agent tích hợp thực hiện lưu thông tin nhận được vào CSDL tích hợp. Trong hình 3.17 thể hiện màn hình kết quả các thông tin về ba loại phương tiện hang hải, đường bộ, đường sắt tại agent tích hợp, bên cạnh đó là ảnh chụp một phần CSDL sau khi lưu các thông tin vừa có được, ngoài ra hệ thống cũng cho phép xuất thông tin ra file xml.

Hình 3.17. Tổng hợp thông tin phương tiện giao thông.

Thực nghiệm cho thấy sự giao tiếp giữa các agent khác nhau tại các máy chủ phân tán khác nhau, một agent có thể lấy thông tin tổng hợp từ nhiều agent khác và tích hợp thông tin đó, các agent có mối quan hệ cộng tác với nhau. Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng agent để trao đổi thông tin giữa các máy tính có kết nối mạng với nhau, một khi agent tích hợp thu thập được thông tin về phương tiện giao thông từ các agent cục bộ gửi về thì nó có thể lưu trữ thông tin đó để phục vụ cho mục đích quản lý thông tin tập trung, đưa ra báo cáo tổng hợp về các loại phương tiện giao thông khác nhau, cung cấp dữ liệu thống nhất cho người dùng về tất cả các loại phương tiện, và có khả năng dùng cho các hệ thống ứng dụng khác rộng hơn.

KẾT LUẬN

Trong luận văn tôi đã tìm hiểu về agent, trình bày nghiên cứu bài toán tích hợp thông tin sử dụng công nghệ agent bằng ontology và từ vựng dùng chung. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu và xây dựng mô hình tích hợp thông tin về phương tiện giao thông vận tải, các kết quả chính đã đạt được là tìm hiểu những kiến thức về agent và công nghệ agent, về bài toán tích hợp thông tin, phương pháp tích hợp và công cụ sử dụng cũng như cách thức ứng dụng agent trong bài toán tích hợp đó, cụ thể là bài toán tích hợp thông tin về phương tiện giao thông.

Luận văn vẫn còn một số hạn chế là chưa xây dựng được một mô hình tích hợp phương tiện giao thông tối ưu và hoàn thiện nhất; do việc xây dựng ontology khá phức tạp và mất rất nhiều thời gian nên có thể còn có sai sót trong quá trình chuẩn hóa, điều chỉnh các ontology; phần thực nghiệm mới chỉ xây dựng được chương trình nhỏ mang tính chất minh họa cho quá trình tích hợp dữ liệu từ các nguồn CSDL phân tán, thu thập những thông tin đơn giản, trên thực tế các nguồn thông tin đa dạng và phức tạp hơn nhiều, cần thực hiện các giải pháp trích chọn thông tin phù hợp rồi mới tiến hành thu thập và tích hợp.

Hướng phát triển tiếp theo của luận văn là đi sâu nghiên cứu mô hình tích hợp tối ưu nhất, cải tiến các agent có khả năng thu thập thông tin ở mức độ tích hợp cao hơn, có thể tích hợp dữ liệu phân tán ở nhiều nguồn và lưu ở các dạng CSDL khác nhau. Ứng dụng có tính thực tiễn, không chỉ áp dụng tích hợp thông tin từ các cục quản lý chuyên ngành về trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ mà có thể thực hiện tích hợp thông tin từ các nguồn CSDL ở các cơ quan Bộ ngành khác nhau, áp dụng trong một số đề án liên bộ ngành của chính phủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

[1]. Nguyễn Văn Đông (2007); “Nghiên cứu vấn đề tích hợp dữ liệu của Bộ Giao thông Vận tải. Áp dụng thử nghiệm đối với việc tích hợp cơ sở dữ liệu từ Cục Hàng hải về Bộ”; Luận văn thạc sĩ trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà nội. Tr54, 60, 61. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[2]. Lê Diệu Thu, Trần Thị Ngân (2008), “Xây dựng ontology nhằm hỗ trợ tìm kiếm ngữ nghĩa trong lĩnh vực y tế”, báo cáo nghiên cứu khoa học, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà nội, tr6-9.

Tiếng Anh:

[3]. A gustina Buccella, Alejandra Cechich, Nieves R.Brisaboa (2003), “An Ontology Approach to Data Integration”.

[4]. Agent Oriented Software Group: JACK Intelligent Agents. http://www.agent- software.com/shared/home/

[5]. Andrea Cali, Diego Calvanese, Giuseppe De Giacomo, Maurizio Lenzerini (2002), “On the role of Integrity Constrants in Data Integration”, IEEE Computer Society Technical Committee ontology Data Engineering.

[6]. Andreia Malucelli. “Ontology-based Services for Agents Interoperability”.

[7]. B.Chandrasekaran and John R.Josephson, V.Richard Benjamins (1999), “What are Ontologies, and Why do we need them?

[8]. Bamberg B., Blaiotta D., Breugst M., Chatzipapadopoulos F., Faglia L., Hoft M., Koufoudakis Y., Lehmann L., Marino G., Morris C., Perdikeas M., Vodlson M., Zizza F.: “MARINE Agent Platforms, ACTS AC340 MARINE Project (Mobile Agent enviRonments in Intelligent NEtworks)”, Deliverable I1201, September 1998.

[9]. Borst, W. N. “Construction of Engineering Ontologies”. University of Tweenty. Enschede, The Netherlands - Centre for Telematica and InformationTechnology, 1997.

[10]. Bross R., Dillenseger B., Dini P., Hong T., Leichsenring A., Leith M., Malville E., Nietfeld M., Sadi K., and Zell M.: “Mobile Agent Platform Assessment Report”. Technical report for IST ACTS Programme Project AC338

(MIAMI), 2000. Available online: http://www.fokus.gmd.de/research/cc/ecco/climate/ap-documents/miami-

agplatf.pdf.

[11]. Burbeck, K. Garpe, D. Nadjm-Tehrani, S: “Scale-up and performance studies of three agent platforms”. In: Performance, Computing, and Communications, 2004 IEEE International Conference on, pages: 857- 864. April 15-17, 2004, Linkoping University.

[12]. Emorphia: FIPA-OS. http://sourceforge.net/projects/fipa-os/.

[13]. Fabio Bellifemine, Giovanni Caire and Dominic Greenwood (2007), “Developing Multi-Agent Systems with JADE”.

[14]. FIPA. FIPA (Foundation for Intelligent Agents), http://www.fipa.org, 1999.

[15]. Foundation for Intelligent Physical Agents.

http://www.fipa.org/resources/livesystems.html.

[16]. Gerhard Schuster and Heiner Stuckenschmidt (2001), “Buiding Shared Ontologies for Terminology Integration”.

[17]. Gruninger, M., Fox, M. S. “Methodology for the design and evaluation of ontologies”, In: IJCAI95 Workshop on Basic Ontological Issues in Knowledge Sharing, Montreal, Canada.

[18]. Guarino, N. “Formal ontology in information systems”, IOS press, Amsterdan, NL, 1998.

[19]. H. Stuckenschmidt, H.Wache, U. Visser, G. Schuster, “Methodologies for ontology-based semantic translation”, The BUSTER Project, TZI, Intelligent Systems Group, University of Bremen, Germany.

[20]. H. Wache, T.Vogele, U.Visser, H.Stuckenschmidt, G.Schuster, H.Neumann and S.Hubner (2001), “Ontology–based Integration of Information – A Survey of Existing Approaches”, Intelligent Systems Group, Center for Computing Technologies.

[21]. Howard Beck, Helena Sofia Pinto (2002), “Methodologies, Standards, and Tools for Ontologies”, The Agricultural Ontology Service, UN FAO.

[22]. IKV++: Grasshopper. http://www.grasshopper.de/

[23]. ISR Agent Research: ZEUS. http://193.113.209.147/projects/agents/zeus/ [24]. JADE-Board: JADE. http://jade.tilab.com/

[25]. James Odell, OMG Agent Working Group (2001), “Agent Technology”, Green Paper. Version 1.0. OMG Document ec/2000-08-01. pp 4-25.

[26]. JCP: JAS: http://www.jcp.org/en/jsr/detail?id=87.

[27]. Jeffrey Douglas Heflin, Doctor of Philosophy (2001), “Towards the Semantic Web: Knowledge Representation in a Dynamic, Distributed Environment”, Dissertation.

[28]. Jennings, N.R. and Wooldridge, M. (2001). “Agent-oriented software engineering”, In J. Bradshaw (ed.), Handbook of agent technology. Cambridge, MA, USA: AAAI/MIT Press. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[29]. John Davies, Alistair Duke and Audrius Stonkus (2001), “OntoShared: Using ontology for knowledge sharing”.

[30]. Joint submission - Crystaliz Inc., General Magic Inc., GMD, Fokus, IBM Corp: “Mobile Agent Facility Specification”. The Open Group, OMG TC Document, January 2000.

[31]. Khaled Bashir Shaban (2002), “Information fusion in a cooperative Multi-Agent system for Web information retrieval”, A Thesis Master of Science Presented to The Faculty of Graduate Studies.

[32]. KIF. http://www.cs.umbc.edu/kse/kif/, 1999.

[33]. KQML. The UMBC KQML Web, http://www.cs.umbc.edu/kqml/, 1999.

[34]. M. Wooldridge, Intelligent Agents, (G. Weiss Ed): “Multiagent Systems: A Modern Approach to Distributed Artificial Intelligence”, MIT Press, 1999[Book].

[35]. M.D. Sadek. “Dialogue acts are rational plans”, In Proceedings of the ESCA/ETRW Workshop on the Structure of multimodal Dialogue, pages 1–29, 1991.

[36]. Maurizio Lenzerini (2002). “Data Integration: A Theoretical Perspective”. PODS 2002. pp. 233–246.

[37]. Michael N. Huhns and Larry M. Stephens, “Multiagent Systems and Societies of Agents”.

[38]. Morgan Benton, Eunhee Kim, and Benjamin K.Ngugi (2002), “Briging the Gap: from traditional Information retrieval to Sematic Web”, Eighth Americas Conference on Information Systems.

[39]. Neches, R., Fikes, R. E., Finin, T., Gruber, T. R., Senator, T., Swartout, W. R. “Enabling technology for knowledge sharing”, AI Magazine, Vol.12(3):36-56, 1991.

[40]. Network Agents Research Group: April Agent Platform. http://sourceforge.net/projects/networkagent/.

[41]. Nguyen G. T., Dang T. T., Hluchy L., Balogh Z., Laclavik M., Budinska I.: “Agent Platform Evaluation and Comparison”. Technical report for Pellucid 5FP IST-2001-34519. Jun 2002, Bratislava, Slovakia. Available online: http:// pellucid.ui.savba.sk.

[42]. Nicola Guiarino (1998), “Formal Ontology and Information Systems”, National Research Cuoncil, LADSEB-CNR, Corso Stati Uniti 4, I-35127 Padova, Italy. [43]. Noy, N. F., McGuinness, D. L. “Ontology Development 101: A Guide to

Creating your First Ontology”, Stanford Knowledge Systems Laboratory Technical Report KSL-01-05 and Stanford Medical Informatics Technical Report SMI-2001-0880, March, 2001.

[44]. OMG: “Common Object Request Broker Architecture: Core Specification”. Version 3.0.3. March 2004.

[45]. Prasenjit Mitra and Gio Weiderhold (2002), “An Algebra for Composition of Ontologies”, Inforlab, Stanford University, CA 94305, USA.

[46]. Protégé. Stanford Medical Informatics: 2004. http://protege.stanford.edu/.

[47]. Ricordel P-M. and Demazeau Y.: “From analysis to deployment: a multiagent platform survey”. In: Proceedings of 1st International Workshop on Enginnering Societis in the Agents World (ESAW), ECAI`2000. Editors: A. Ominici R. Tolksdorf, and F. Zambonelli, pages: 93-105. Springer Verlag: November 2000, Berlin, Germany.

[48]. Scott A. DeLoach, Mark F. Wood and Clint H. Sparkman (2001), “Multiagent Systems engineering”, International Journal of Software Engineering and Knowledge Engineering, Vol. 11, No. 3, 231-258.

[49]. Soe-Tsyr Yuan (1999), “Ontologies-based Agent Community for Information Gathering and Integration”, Information Management Department, Fu-Jen University.

[50]. Thomas R.Gruber (1993), “Toward Principles for the Design of Ontologies Used for Knowledge Sharing”.

[51]. Tryllian: Agent Development Kit. http://www.tryllian.org/.

[52]. Uschold, M., Jasper, R. “A Framework for Under-standing and Classifying Ontology Applications”, In: Benjamins VR (ed) IJCAI’99 Workshop on Ontology and Problem Solving Methods: Lessons Learned and Future Trends, Stockholm, Sweden, CEUR Workshop Proceedings 18:11.1-11.12. Amsterdam, The Netherlands. 1999. http://CEUR-WS.org/Vol-18.

[53]. Uschold, M., Gruninger, M. “Ontologies: Principles, Methods and Applications”, Knowledge Engineering Review, Vol.11(2):93-155, 1996. [54]. van Heijst, G., Schreiber, A. Th., Wielinga, B. J. “Using explicit ontologies in

kbs development”, International Journal of Human-Computer Studies, Vol.45:184-292, 1997.

[55]. Weiß, G. (2002). “Agent orientation in software engineering”. Knowledge Engineering Review, pp 13 – 16.

Một phần của tài liệu ứng dụng agent phần mềm trong tích hợp thông tin về phương tiện giao thông (Trang 74 - 84)