Các thành phần của ontology

Một phần của tài liệu ứng dụng agent phần mềm trong tích hợp thông tin về phương tiện giao thông (Trang 46 - 47)

Có nhiều kỹ thuật khác nhau để thiết kế và biểu diễn ontology như các các kỹ thuật kỹ nghệ phần mềm hay các kỹ thuật CSDL v.v…. biểu diễn cùng một tri thức dưới các mức độ chi tiết khác nhau nhưng chúng đều có các thành phần cơ bản như sau [48]:

Các lớp: biểu diễn các khái niệm. Các lớp hỗ trợ đa thừa kế, một lớp có thể có một vài lớp cha.

Các thuộc tính: biểu diễn đặc điểm của các khái niệm. Phạm vi của các thuộc tính là một kiểu dữ liệu (kiểu chuỗi, kiểu số, kiểu logic, v.v…).

Các quan hệ: biểu diễn các kiểu kết hợp giữa các khái niệm với nhau. Đôi khi có thể dùng các mối quan hệ dạng nhị phân để biểu diễn các thuộc tính của khái niệm. Tuy nhiên phạm vi của một quan hệ là một khái niệm.

Các thể hiện: biểu diễn các phần tử cụ thể. Chúng là các thực thể riêng của một lớp. Có thể tạo ra các thể hiện mới, gán các giá trị cho thuộc tính và quan hệ.

Các hàm số (function): biểu diễn các trường hợp đặc biệt của quan hệ trong đó phần tử thứ n của quan hệ là duy nhất và khác biệt so với n-1 phần tử trước đó.

Các tiên đề: là những ý kiến luôn luôn đúng. Các tiên đề dùng để xác minh tính nhất quán của ontology hoặc tri thức.

Theo Andreia Malucelli[6], các bước để tiến hành mô hình một ontology như sau:

− Xác định phạm vi và lĩnh vực của ontology bằng cách xác định phạm vi sử dụng ontology, các câu hỏi liên quan đến ontology và ai sẽ sử dụng và duy trì ontology.

− Cân nhắc việc tái sử dụng các ontology đã có sẵn.

− Liệt kê các thuật ngữ quan trọng trong ontology.

− Định nghĩa các thuộc tính của các lớp (hay còn gọi là các slot).

− Định nghĩa các giá trị của thuộc tính: kiểu giá trị, các giá trị cho phép và bản số.

− Tạo các thể hiện của một lớp.

Một phần của tài liệu ứng dụng agent phần mềm trong tích hợp thông tin về phương tiện giao thông (Trang 46 - 47)