thức ăn (FCR), giá thành con giống giai ñoạn ương từ cá hương lên cá giống
Trong kỹ thuật ương nuôi cá bớp từ cá hương lên cá giống, tỷ lệ sống có vai trò quan trọng nhất, quyết ñịnh tới sự thành bại của quy trình ương nuôi. Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi ñã phân tích tỷ lệ sống của cá bớp ở các nghiệm thức thí nghiệm khác nhau và thu ñược kết quả như sau:
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống và hệ số chuyển ñổi thức ăn, giá thành con giống của cá bớp giai ñoạn ương cá hương lên cá giống
Thức ăn CT1 CT2 CT3
TLS (%) 71,11 + 3,03 a 65,33 + 1,50 ab 57,22 + 1,96 b
FCR 5,99 + 0,08 a 4,01 + 0,10 b 2,10 + 0,01 c
Giá thành con giống (ñồng/con) 1212,8+49,3 a 1288,5+31,4 ab 1443,7+58,7 b
Số liệu ở cùng hàng có số mũ khác nhau là sai khác nhau ở mức ý nghĩa α =0,05
Thức ăn có ảnh hưởng lớn ñến tỷ lệ sống của cá bớp. Chủng loại, khẩu phần hay chế ñộ cho ăn ñều ảnh hưởng ñến kết quả ương nuôi. Khi cho ăn thức
ăn thích hợp thì sẽ nâng cao ñược hiệu quả ương nuôi và ngược lại. Nghiên cứu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………29
cao nhất, tiếp ñến là CT2, thấp nhất là CT3. Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức sử
dụng CT1, CT2, CT3 tương ứng là 71,11 + 3,03%; 65,33 + 1,50% và 57,22 + 1,96% ( Bảng 4.3). Phân tích Anova và LSD0,05 cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa TLS của bớp ở CT1 và CT3. Tuy nhiên, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa CT1 và CT2, CT2 và CT3. ðiều này chứng tỏ rằng ở CT2 việc kết hợp thức ăn tép moi tươi và thức ăn công nghiệp trong ương cá bớp ở giai ñoạn ương từ cá hương lên cá giống ñã giúp cá bớp
ñược bổ sung thêm những thành phần dinh dưỡng thiết yếu ở giai ñoạn này,
ñồng thời cũng kích thích cá tiêu thụ thức ăn tốt, cải thiện ñược tỷ lệ sống so với sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp ñồng thời cũng giúp cá làm quen dần với thức ăn công nghiệp, thức ăn có thể sử dụng tốt ở giai ñoạn phát triển sau. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của P. Tawaratmanikul, A. Meewan, T. Viputhanumas, and V. Vatcharakornyothin (1989), trên cá giống bống tượng từ
30 - 60 ngày tuổi [16]. Ở CT2, cá ăn tép moi tươi nhưng cũng có thể ăn thức ăn bổ sung khi ñói, do ñó, khi khẩu phần thức ăn tép moi tươi giảm ñi ½ cá vẫn tăng trưởng tốt và cho tỷ lệ sống cao, tuy không bằng khi cho ăn tép moi tươi hoàn toàn.
Hệ số FCR ở các công thức thức ăn thí nghiệm có sự sai khác nhau khá lớn, ở CT1 hệ số FCR là lớn nhất 5,99 + 0,08 vì trong công thức này là tép moi tươi cho ăn trực tiếp, CT3 cho hệ số chuyển ñổi thấp hơn 2,10 + 0,01, CT2 là sự
kết hợp giữa thức ăn tép moi tươi và thức ăn chế biến nên cho hệ số chuyển ñổi nằm trong khoảng giữa giữa hai công thức. ðối với nghề nuôi thủy sản ñể ñảm bảo tính bền vững lầu dài thì việc sử dụng thức ăn có hệ số FCR quá cao sẽ gây bất lợi cho môi trường nuôi, khả năng ô nhiễm tăng cao kéo theo các nguy cơ về
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………30
nghiệm có sử dụng tép moi tươi các thông số môi trường ñã có sự biến ñổi khá lớn.
Khi phân tích giá thành cá giống sau thí nghiệm, ta thu ñược kết quả ở
bảng 4.3. cá bớp ương bằng thức ăn tép moi tươi có giá thành thấp hơn so với cá giống ương bằng thức ăn công nghiệp, phân tích thống kê cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về giá thành cá giống giữa CT1 và CT3, còn giữa CT1 và CT2, CT2 và CT3, không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê. Như
vậy có thể kết luận giai ñoạn ương cá giống sử dụng CT1 và CT2 là cho kết quả
tốt nhất.