Những nghiên cứu về sự nhiễm trùng vết thương

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu máu của chó khi mắc vết thương và thử nghiệm điều trị (Trang 33 - 35)

L.Pasteur là người ñầu tiên chỉ ra ñược vai trò của các vi sinh vật trong căn nguyên gây ra các nhiễm trùng vết mổ, khi ông nghiên cứu hiện tượng lên men và sinh thối ñã ñược viện hàn lâm khoa học Pháp công nhận vào năm 1863. ðồng thời với những phát hiện của L.Pasteur là những nghiên cứu của Joseph Lister, giáo sư phẫu thuật người ðức. Ông khẳng ñịnh biến chứng sinh mủở vết thương là do vi khuẩn.

Theo Hà Văn Quyết (2004)[24], có rất nhiểu loại vi khuẩn gặp trong môi trường ngoại khoa. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật thường gặp một số loại vi khuẩn như: Staphylococus aureus, Staphylococus epidermidis, Enterococus faecalis, Escherichia Coli, Proteus, Klebsiella.

Theo Phạm Văn Ca và cs (1992)[1], thì Staphylococcus và E. coli là hai hoại thường gặp trong nhiễm trùng sau mổ, kết quả phân lập vi khuẩn của nhóm nghiên cứu trên trong 3 năm 1988 – 1990 là S. aureus là 36,87%, E. coli 20,07% ñây là hai loại vi khuẩn rất khó ñiều trị vì nó ñã kháng hết các kháng sinh thông thường.

Trong nghiên cứu về các nhóm vi khuẩn gây nhiễm trùng của Nguyễn Hùng Cường (2005)[23], kết quả cho thấy ba nhóm vi khuẩn gây bệnh hay gặp là Enterobacteriaceace 33%, Pseudomonas 29,7%, Staphylococcus 22%, Acinetobacter 11,7%.

Theo ðoàn Thị Hồng Hạnh (1992)[4], từ năm 1985 ñến 1990 tại khoa vi sinh y học bệnh viện Việt Nam – Thụy ðiển, thị xã Uông Bí ñã nuôi cấy phân lập 1883 bệnh phẩm từ các loại bệnh phẩm ngoại khoa (nhiễm trùng vết mổ, bỏng nhiễm trùng, vết thương nhiễm trùng, viêm xương, viêm cơ, ap - xe các loại), hay gặp các vi khuẩn: S.aureus, E. coli và trực khuẩn mủ xanh.

Theo Vũ Bảo Châu (2000)[2] thì S. aureus và E. coli là nguồn nhiễm chủ yếu ñối với các vết thương ngoại khoa sạch.

ðối với vết thương bỏng, theo Grevathi và cs (1998)[21] tỷ lệ nhiễm các loài vi khuẩn trên vết bỏng cao nhất là P. aeruginosa ( 36%), tiếp theo là S. aureus (19%), Klebsiella ( 16%), Proteus (11%), E. coli (5%).

Theo Nguyễn Ngọc Tuấn (1997)[17], tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn ở vết bỏng do vôi tôi nóng P. aeruginosa chiếm tỷ lệ 26%, Enterobacter 15%, tụ cầu vàng 14%,...

Tại Hoa Kỳ, theo nghiên cứu của Hansbrough J.E. và cs [20], các loại vi khuẩn gây nhiêm khuẩn huyết trên bệnh nhân bỏng theo thứ tự là P. aeruginosa, S. aureus, Enterobacter cholerae, K. pneumonia. E. coli,…

ðặc biệt theo Zhang GA và cs [24], có khoảng 10% số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết trong vòng 48 giờ, trong ñó 77,5% ñược phát hiện trong vòng 2 tuần ñầu sau bỏng.

Theo nghiên cứu của Lê Anh Cường (2009)[3] ở vết thương (chó) 24 giờ tỷ lệ mẫu nhiễm Staphylococcus là 50%; Klebsiella 37,5%; Streplococcus và E. coli là 25%.

ñỏ vùng da quanh vết thương; vết ñỏ từ ngoại vi vào trung tâm vết thương; mùi khó chịu, hôi thối bốc ra từ vết thương; hạch sưng [27].

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu máu của chó khi mắc vết thương và thử nghiệm điều trị (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)