Theo khuyến cáo của Hội ñồng lúa gạo quốc tế, FAO ñã hỗ trợ phát triển lúa lai trên diện rộng cho các quốc gia trồng lúa, với các chương trình thường xuyên. Hơn một thập kỷ qua, FAO ñã tiến hành xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật ñể giúp ñỡ các chương trình lúa lai của các nước trên thế giới. Như tại Myanmar là dự án FAO/TCP/MYA/6612 thời gian từ 3/1997 – 3/1999 với ngân sách 221.000 USD; Ấn ðộ là dự án UNDP/IND/91/008 và IND/98/140 thời gian 1991 - 2002 ngân sách 6.550.000 USD; dự án FAO/TCP/BGD/6613 tại Bangladesh thời gian 5/1997 - 4/1999 ngân sách 201.000 USD (Dat Tran, 2004; Dương Văn Chín, 2007 )
Một số nghiên cứu và phát triển lúa lai của các nước trồng lúa lai
(1)Trung Quốc
Trung Quốc là nước ñầu tiên trên thế giới sử dụng lúa lai trong sản xuất ñại trà từ năm 1976, diện tích gieo cấy là 133,3 ngàn ha (Nguyễn Công Tạn và ctv, 2002). Nghiên cứu và sản xuất lúa lai của Trung Quốc ñã nhận ñược giải thưởng ñặc biệt về phát minh năm 1981. Mặc dù phát triển lúa lai thương phẩm sớm nhưng lúa lai lúc ñó còn nhiều nhược ñiểm “Ưu không sớm, sớm không ưu” nên khó mở rộng diện tích. ðầu thập kỷ 80, giống lúa lai Uỷ ưu 35, Uỷ ưu 49 phù hợp với sản xuất vụ Xuân ra ñời thì diện tích gieo cấy lúa
lai Trung Quốc mở rộng tương ñối nhanh
Qua nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc ñã tạo ra nhiều vật liệu bất dục ñực di truyền tế bào chất và dòng duy trì tương ứng, tạo ra nhiều dòng phục hồi ñể tạo ra nhiều giống lúa lúa lai gieo trồng phổ biến trong sản xuất. Ngoài hệ thống lúa lai ba dòng vẩn giữ vai trò chủ lực trong sản xuất, Trung Quốc ñã thành công ñưa vào sản xuất lúa lai hai dòng cho năng suất cao hơn lúa lai ba dòng từ 5 – 10 %. Diện tích lúa lai hai dòng năm 2002 là 2,6 triệu ha, chiếm 18 % tổng diện tích lúa lai ở Trung Quốc (Yuan Longping, 2004).
Trung Quốc cũng ñạt ñược thành tựu trong việc tạo giống siêu lúa lai. Tạo ra ñược hai giống lúa lúa siêu lai Peiai 64S/E32 và Peiai 64S/9311 năng suất cao nhất từ 14,8 – 17,1 tấn/ha.
Ngày nay, Trung Quốc ñã hình thành hệ thống nghiên cứu lúa lai ñến tận các tỉnh, ñào tạo cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật viên ñông ñảo, xây dựng hệ thống sản xuất, kiểm tra, kiểm nghiệm, khảo nghiệm và chỉ ñạo thâm canh lúa lai thương phẩm. Hình thành một hệ thống sản xuất hạt lai F1 rất chặt chẽ từ trung ương ñến ñịa phương.
(2) Ấn ðộ
Bắt ñầu nghiên cứu lúa ưu thế lai từ 1970, nhưng ñến 1989 mới ñược hệ thống hóa và tăng cường thực sự. Sau năm năm ñã phóng thích ñược sáu giống ưu thế lai, tính ñến tháng 12/2001 ñã phóng thích 18 giống (Dương Văn Chín, 2007). Việc phát triển lúa lai ñang ñược phát triển ở Ấn ðộ, tuy gặp một số khó khăn do chất lượng gạo thấp, giá lúa giống cao, nhưng phần lớn nông dân vẫn muốn tiếp tục canh tác lúa lai.
Năm 1996, Ấn ðộ ñã sản xuất ñược 1.300 tấn hạt giống lai F1 và gieo cấy khoảng 500.000 ha lúa lai thương phẩm, năng suất hạt lai chỉ ñạt 1,5 – 2 tấn/ha (Nguyễn Công Tạn và ctv, 2002).
Trong nghiên cứu phát triển lúa lai hai dòng Ấn ðộ cũng ñã gây tạo và xác ñịnh ñược 12 dòng TGMS, tạo ra hai giống lúa lai chuẩn bị ñưa ra
sản xuất.
(3) Philipines
Bắt ñầu thương mại hóa lúa lai từ năm 2002, với sự nổ lực của chính phủ, năm 2003 lúa lai ñã phát triển vượt bật, diện tích tăng lên từ 25.232 ha trong mùa nắng lên ñến 56.802 ha trong mùa mưa, năng suất bình quân 6 tấn/ha (Dương Văn Chín, 2007). Chính quyền Philipines ñã có những hỗ trợ cần thiết về mặt thị trường cho sự phát của các chương trình lúa lai như: cho vay vốn sản xuất, bù một phần giá hạt giống, hỗ trợ hạt giống, thu mua lúa lai của nông dân với giá cao. Với nỗ lực này, chương trình lúa lai sẽ ñược phát triển mạnh trong thời gian tới.
(4) Bangladesh
Theo Khaleque Mian (2007) Bangladesh là một ñất nước của lúa gạo. Ở ñây lúa gạo ñược coi trọng còn hơn cả một loại lương thực, hạt lúa có ảnh hưởng lớn ñến bữa ăn, kinh tế, văn hóa và lối sống của người dân nơi ñây. Nó cung cấp tinh bột cho toàn bộ 140 triệu người Bangladesh, 70 % lượng calo là do từ gạo. Lúa gạo chiếm khoảng 90 % sản lượng ngũ cốc của ñất nước. Khoảng 11,23 triệu ha trong tổng số ñất canh tác ñược dùng ñể trồng lúa. Mỗi năm khoảng 29,75 triệu tấn lúa gạo ñược sản xuất sử dụng các giống lúa truyền thống, các loại giống HYV ñược phát triển bởi Viện Nguyên cứu lúa Bangladesh, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hạt nhân Bangladesh, trường ðại học Nông nghiệp Bangladesh và các giống lúa lai nhập nội ñược nhập bởi công ty giống tư nhân. Bangladesh là một trong những nước có dân số ñông nhất trên thế giới. Do việc dân số tăng nhanh và giới hạn năng suất của các giống lúa hiện tại cho nên mỗi năm ñất nước thiếu từ 2 – 3 triệu tấn lương thực. ðể giải quyết vấn ñề thiếu lương thực, cần phải chọn tạo các giống lúa mới có năng suất cao ñể thay thế cho các giống hiện ñang ñược sử dụng. Sử dụng các giống lúa lai có thể là một hướng ñi ñúng nhằm tăng sản lượng lúa
và bảo ñảm về tự túc lương thực. Các nghiên cứu về lai tạo các giống lúa lai ñã ñược tiến hành tại Viện Nghiên cứu lúa Bangladesh từ năm 1983. Nhưng những nghiên cứu chính thức về các giống lúa lai phù hợp với quốc gia này ñược bắt ñầu từ năm 1993 trong khuôn khổ hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI). Các kết quả nghiên cứu trong giai ñoạn này không ñược như mong muốn do thiếu sự tập trung và nguồn nhân lực ñược ñào tạo. Các nỗ lực mang tính hệ thống chỉ ñược bắt ñầu từ năm 1996 với sự hỗ trợ về tài chính từ Hội ñồng nghiên cứu Bangladesh.
Các chính sách mới của chính phủ Bangladesh về hạt giống, khuyến khích các công ty giống tư nhân tham gia vào thị trường giống lúa và cũng cho phép các công ty giống ñược nhập 33 giống lúa lai ñã ñược kiểm ñịnh cho việc sản xuất thương mại.
Lúa lai ñược trồng tại ñất nước này bắt ñầu từ năm 2001 – 2002 trong diện tích khoảng 2.510 ha. Trong năm 2005 – 2006 diện tích trồng lúa lai tăng lên nhanh chóng ñạt 202.429 ha do ưu thế về năng suất cao. Sự nỗ lực của các nhà khoa học, chính phủ trong việc thực hiện chương trình nghiên cứu, cung cấp tài chính và hỗ trợ khác cũng góp phần quan trọng vào thành công này.