II Đọc,hiểu văn bản
2. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn LaPhôngten a) Hình tượng cừu trong thơ La Phôngten
- Tác giả đã đặt chú cừu non bé bỏng vào hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối.
- Dựa vào nét tính cách đặc trưng của loài cừu: nhút nhát. Khắc hoạ tính cách qua:
- Thái độ - Ngôn từ
- Đặc điểm vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát, không hại ai. Gặp chó sói:
- Cừu gọi: “bệ hạ”, xưng “kẻ hèn này”.
- Ra sức thanh minh cho mình chứng tỏ vô tội: + Không uống nước ở dòng suối.
+ Không nói xấu sói vì chưa ra đời. + Không có anh em.
Thế nhưng cừu vẫn bị sói tha vào rừng ăn thịt.
Ý thức là kẻ yếu nên hết sức nhún nhường tới mức nhút nhát.
- La Phôngten viết về loài cừu sinh động như vậy là nhờ có trí tưởng tượng phóng khoáng và tình yêu thương loài vật.
- Là cách sáng tác phù hợp với đặc điểm của chuyện ngụ ngôn - nhân hoá con cừu non là có suy nghĩ, nói năng, hành động giống con người, khác với cách viết của Buyphông.
b)hình tượng chó sói
Chó sói xuất hiện kiếm cớ gây sự với cừu non bên dòng suối: -Làm đục nước nguồn trên(dù cừu uống nước nguồn dưới). - Nói xấu ta năm ngoái (dù khi đó cừu còn chưa sinh). - Anh của cừu nói xấu (dù cừu chỉ có một mình)…
- Chó sói đói meo gầy giơ xương đi kiếm mồi. Gặp chú cừu non đang uống nước - muốn ăn thị nhưng giấu tâm địa kiếm cớ bắt tội trừng phạt cừu. - Lời nói của sói thật vô lý. Đó là lời lẽ của kẻ gian ngoan, xảo trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
- Dựa trên đặc tính săn mồi của sói: ăn tươi nuốt sống những con vật nhỏ bé yếu hơn mình (giống nhận xét của BuyPhông).
Chó sói được nhân hoá dưới ngòibút phóng khoáng của tác giả.
- Sói đáng ghét bởi nó gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu, là một bạo chúa. La Phôngten kể về điều đó:
Trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh, chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.
… “Dạ trống không, sói chợt tới nơi, Đói, đi lảng vảng kiếm mồi,
Thấy chiên, động dại bời bời thét vang” -Buy phông:
+ Đối tượng : loài cừu và loài sói chung
+ Cách viết: Nêu lên những đặc tính cơ bản một cách chính xác.
+ Mục đích: Làm cho người đọc tháy rõ đặc trưng cơ bản của hai loài cừu và sói.
- La Phôngten
+ Đối tượng: Một con cừu non, một con sói đói meo gầy giơ xương. + Cách viết: Dựa trên một số đặc tính cơ bản của loài vật, đồng thời nhân hoá loài vật như con người.
+ Mục đích : Xây dựng hình tượng nghệ thuật (Cừu non đáng thương, Sói độc ác, đáng ghét).
Cùng viết về những đối tượng giống nhau, từ đó nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật.
III. Tổng kết.
Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phôngten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học
BuyPhông, tác giả nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
CON CÒ
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả
Chế Lan Viên (1920 - 1989)
- Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. - Tên khai sinh : Phạm Ngọc Hoan.
- Quê: Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định.
- Trước Cách mạng tháng 8 - 1945 là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
- Nhà thưo xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có đóng góp quan trọng cho nền thơ ca dân tộc thế kỷ XX.
- Phong cách nghệ thuật rõ nét độc đáo: suy tưởng, triết lý, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Hình ảnh thơ phong phú đa dạng: kết hợp giữa thực và ảo, được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng nhiều bất người lý thú.
b) Tác phẩm
Được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường, Chim báo bão, 1967.
2. Đọc 3. Thể thơ
Bài thơ được viết theo thể tự do, trong đó nhiều câu mang dáng dấp của thơ 8 chữ, thể hiện tình cảm âm điệu một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. - Cách cấu tạo các câu thơ dòng thơ gợi âm điệu, tạo âm hưởng của lời ru. Vì vậy, dù không sử dụng thơ lục bát trong câu thơ nhưng tác giả vẫn gợi được âm hưởng lời hát ru. Bài thơ của Chế lan Viên khong phải lời hát ru thực sự. Bởi giọng điệu của bài thơ còn là giọng suy ngẫm - có cả yếu tố triết lý. Nó làm bài thơ không cuốn ta vào âm điệu của lưoif ru êm ái đều đặn mà hướng tâm trí của người đọc vào sự suy ngẫm, phát hiện nhiều hơn.
4. Đại ý
Qua hình tượng con cò nhà thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi người.
5. Bố cục
Bài thơ đuợc tác giả chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1. Hình ảnh con cò qua lời ru hát ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. - Đoạn thơ 2. Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi và theo cùng con người trên mọi chặng đường của cuộc đời.
- Đoạn 3. Từ hình ảnh con cò suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru và long mẹ đối với cuộc sống mỗi con người.
- Bài thưo triển khai từ một biểu tượng trong ca dao. Bố cục 3 phần trên dẫn dắt theo sự phát triển hình tượng trọng tâm xuyên suốt bài thơ: Hình tượng con cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người từ bé đến trưởng thành và
theo suốt cả cuộc đời.
II. Đọc - hiểu văn bản