Phương pháp đọc sách.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi tốt nghiệp thpt (Trang 62 - 64)

II. Tìm hiểu văn bản.

b. Phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc

mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”. + Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân.

- Ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách, tính cách con người.

+ Đọc sách còn là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ cho tương lai.

Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

Tác giả đã ví việc đọc sách giống như đánh trận: - Cần đánh vào thành trì kiên cố.

- Đánh bại quân tinh nhuệ. - Chiếm cứ mặt trận xung yếu.

- Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố. Chỉ đá bên đông đấm bên tây hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”

Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức thuyết phục, làm cơ sở tiền đề cho việc lập luận ở phần sau.

Ngoài cách viết giàu hình ảnh, cách ví von, so sánh vừa cụ thể, thú vị vừa sâu sắc, văn bản còn hấp dẫn bạn đọc ở nhiều phương diện:

- Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa thấu tình. - Bố cục chặt chẽ, hợp lý.

- Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.

III. Tổng kết

- Về nội dung

Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.

- Về nghệ thuật

Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được thể hiện ở:

+ Nội dung luôn thấu tình đạt lý. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ đưa ra với tư cách là một học giả có uy tín, cách trò chuyện thân tình, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống.

+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên. + Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể sinh động.

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

Nguyễn Đình Thi

1.Tác giả - tác phẩm

*Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003). - Quê: Hà Nội.

- Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lý luận văn học.

- Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu xuất sắc.

- Trước cách mạng, ông là thành viên của tổ chứ văn hoá cứu quốc. - Sau cách mạng:

+ Làm tổng thư ký hội Văn hoá cứu quốc.

+ Từ 1958 - 1989, ông là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam.

+ 1995, là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật. * Tác phẩm:

- Xuất xứ: “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948 - Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm 1956. - Tóm tắt:

+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm cá nhân người nghệ sỹ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

+ Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay (thời điểm sáng tác).

+ Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu - bởi đó là tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.

- Bố cục: 3 phần.

1. Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ.

2. Tiếp đến “Tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người.

3. Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.

2. Đọc và tìm hiểu chú thích (SGK) II. Tìm hiểu chi tiết văn bản

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi tốt nghiệp thpt (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w