Tình cha con sâu nặng của ông Sáu

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi tốt nghiệp thpt (Trang 54 - 57)

II. Tìm hiểu văn bản.

c.Tình cha con sâu nặng của ông Sáu

- Nỗi ân hận day dứt vì lỡ đánh con.

- Những đêm rừng, nằm trên võng…nhớ con… anh cứ ân hận, nỗi khổ tâm đó giày vò anh.

- Lời dặn của đứa con lúc chia tay “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông làm 1 cây lược bằng ngà cho con bé mới được. Những chi tiết chân thực, bộc lộ rõ tình cảm cảm xúc của người cha lúc xa con.

Càng nhớ càng thương con càng xót xa ân hận vì đã lỡ đánh con và lời dặn dò ngây thơ của đứa con bé bỏng cứ vang lên trong tâm khảm – khiến người cha trăn trở - không yên.

Dường như lúc nào ông cũng nghĩ đến điều đó, chính tình cảm dành cho con đã thôi thúc ông thực hiện bằng được lời hứa.

Khi tìm được khúc ngà voi, ông Sáu hớt hải chạy về, “tay cầm khúc ngà đưa lên khoe tôi, mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

Ông Sáu vô cùng sung sướng, vui mừng vì ông đã có thể thực hiện được lời hứa với đứa con bé bỏng mà ông vô cùng thương nhớ.

Việc ông sắp làm không phải là cách ông thực hiện lời hứa mà điều chủ yếu là giúp ông giải toả nỗi ân hận vì đã lỡ đánh con, lại vừa giúp ông bày tỏ nỗi niềm thương nhớ đối với đứa con.

+ Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỷ mỷ và cố công như người thợ bạc…

+ Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

+ Những đêm nhớ con anh lấy cây lược ngà ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng , thêm mượt…

+ Có cây lược, anh càng mong gặp lại con: Người cha dồn hết tình cảm yêu thương mong nhớ đứa con vào làm cây lược, món quà cho con mà ông đã hứa.

Ông đã làm cây lược bằng sự tập trung cao độ, dường như mỗi chiếc răng lược, mỗi hàng chữ khắc trên sống lưng lược đều là hiện thân tình cảm của ông đối với con.

- Chiếc lược ngà ông làm đã trở thành vật quý giá thiêng liêng với ông, nó đã làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách.

- Nhưng rồi một tình cảm đau thương đã xảy ra:

Trong một trận càn của kẻ thù, ông Sáu đã hy sinh khi chưa kịp trao cây lược ngà (món quà của ông) cho cô con gái bé bỏng.

- Đồng ý, bởi vì: Nó thể hiện tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong hoàn cảnh chiến tranh ngặt nghèo, nhiều éo le, gian khổ.

- Chiến tranh luôn đồng nghĩa với đau thương mất mát, nhưng điều quý giá nhất trong cái mất mát đó là tình cha con, tình cảm muôn thuở có tính nhân bản bền vững, vừa cho ta thấy cụ thể nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi chiến tranh.

Tình cảm của ông Sáu dành cho con thật sâu nặng, tình cảm ấy bất diệt trước sự huỷ diệt tàn khốc của chiến tranh.

III. Tổng kết. 1. Về nghệ thuật:

- Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý - Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.

Chủ động xen vào những ý kiến bình luận suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe: Ông Ba vừa là người chứng kiến câu chuyện, vừa là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Lời kể vừa khách quan, vừa bộc lộ sâu sắc cảm xúc ý nghĩ của nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy, người kể lại chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình.

Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của tình cảm người cha dành cho con – vừa là biểu tượng tình cha con sâu nặng.

Xây dựng tình huống bất ngờ, hợp lý.

Nghệ thuật khắc hoạ tâm lý, xây dựng tình cách nhân vật.

2.Về nội dung

- Truyện diễn tả một cách cảm động tình cảm của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc.

CỐ HƯƠNG

Lỗ Tấn I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản

1.Tác giả - tác phẩm

- Lỗ Tấn: Lúc nhỏ tên là Chu Thụ Nhân(1881-1963). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là chiến sĩ cộng sản kiên định, sớm có tư tưởng văn học tiến bộ.

- Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đa dạng và đồ sộ.

- Truyện có nhiều chi tiết hư cấu không đúng với sự thực.

- Là 1 truyện ngắn có yếu tố hồi ký (truyện ký) chứ không phải là hồi ký. - Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự - song biểu cảm là phương thức biểu đạt có giá trị quan trọng trong tác phẩm.

- Trong “Cố Hương”, tác giả dùng ngôi thứ nhất không chỉ dẫn dắt câu

chuyện mà còn thể hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng. Đặc biệt ngay cả khi dung phương thức biểu đạt khác, kể cả miêu tả và lập luận, tình cảm sâu kín của tác giả thấm đẫm trong từng trang viết.

+Không phải sau 20 năm Lỗ Tấn mới về quê (tham khảo chú thích 1 SGK). - Dù là truyện có nhiều chi tiết có thực trong cưộc đời Lỗ Tấn, song không nên đồng nhất nhân vật “tôi” với tác giả.

2.Đọc, tìm bố cục, tóm tắt văn bản

*Đọc

*Bố cục: 3 phần

1. Từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”: nhân vật “tôi” trên đường về quê. 2. Tiếp đến “sạch trơn như quét”: những ngày “tôi” ở quê.

3. Còn lại: “Tôi” trên đường rời xa quê. *Tóm tắt:

“Tôi” trở về quê sau hơn 20 năm xa cách.

Lúc này thời tiết đang độ giưã đông, trời âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê cũ hiện lên trong ký ức làm lòng “tôi” thấy không vui, về thăm làng chuyến này, “tôi” có ý định từ giã quê lần cuối và lo việc chuyển nhà đi nơi khác.

“Tôi nhớ đến người bạn cũ thủa nhỏ là Nhuận Thổ: 1 cậu bé nông dân khỏe mạnh, tháo vát, hiểu biết và hồn nhiên.Ngày ấy 2 đứa trẻ chơi thân với nhau, sau 20 năm xa cách gặp lại, nhân vật tôi thấy Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều: Anh trở thành 1 người nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm đi, “Tôi” buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng và

Thuỷ Sinh sau này sẽ ra sao, hình ảnh con đường ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng 1 sự đổi thay.

II. Đọc - Hiểu văn bản

Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi”. 1. Trên đường về thăm quê

- Thời tiết đang độ giữa đông - trời u ám, giá lạnh.

- Từ biệt làng quê lần cuối, rời nhà đến nơi làm ăn sinh sống. - Hình ảnh làng xóm xa gần, thấp thoáng tiêu điều.

- Cách miểu tả kết hợp vừa kể, vừa tả theo kiểu hồi ức, thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật.

- Tâm trạng buồn, một nỗi buồn tiếc xót xa sau 20 năm trở về quê cũ.

2. Những ngày ở quê

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi tốt nghiệp thpt (Trang 54 - 57)