Sự phát sinh thể dị bộ

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh 9 tu soan den t 38 (Trang 53 - 55)

+ Một bên bố (mẹ) NST phân li bình thường, mỗi giao tử có 1 NST của mỗi cặp.

+ Một bên bố (mẹ) NST phân li không bình thường, 1 giao tử có 2 NST của 1 cặp, giao tử kia không có NST nào. + Hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST trong cặp tương đồng.

Kết luận:

Cơ chế phát sinh thể dị bội:

+ Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo thành 1 giao tử mang 2 NST trong 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó.

+ Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) NST.

Hoạt động 4: Củng cố – Luyên tập:

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Bài tập trắc nghiệm

Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào?

a. n, 2n c. n + 1, n – 1 b. 2n + 1, 2n -1 d. n, n + 1, n – 1.

Tiết 25: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

ND:

I. Mục tiêu.

- Học sinh phân biệt được hiện tượng đa bội thể và thể đa bội.

- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.

- Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được các ý niệm sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.

*Trọng tâm: Hiện tượng đa bội thể.

II. Chuẩn bị :

- Tranh phóng to hình 24.1 đến 24.5 SGK.

- Phiếu học tập: tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan.

Hs đọc trước nội dung bài ở nhà.

III. Hoạt động dạy học: *Kiểm tra bài cũ.

- Đột biến số lượng NST là gì? Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp thường thấy ở những dạng nào? Nêu hậu quả và cho VD?

- Nêu cơ chế dẫn tới sự hình thành thể dị bội có số lượng NST là 2n + 1 và 2n -1.

* Dạy học bài mới.

Hoạt động 1: Hiện tượng đa bội thể

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt Gv nêu câu hỏi thảo luận.

- Thế nào là thể lưỡng bội?

- HS vận dụng kiến thức đã học trình bày.

- Thể đa bội là gì?

- GV phân biệt cho HS khái niệm đa bội thể và thể đa bội.

- Yêu cầu HS quan sát H 24.1; 24.2; 24.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

- Sự tương quan giữa số lượng và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây nói trên như thế nào?

- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào? - Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên ?

- Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng?

HS trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh 9 tu soan den t 38 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w