III. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU 1.Trường phái Âm Dương gia.
8 Xem sách đã dẫ n Trang 20 217 9 Xem sách đã dẫn Trang 20 220.
+ Dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê ảnh hưởng của Nho giáo trên lĩnh vực tư tưởng chính trị và xã hội ở nước ta là chưa rõ nét.
+ Sang thời kỳ Nhà Lý, nho sỹ mới xuất hiện tuy chưa là tầng lớp đông đảo, chưa là một lực lượng xã hội lớn mạnh nhưng nó đã thực sự đi vào đời sống tư tưởng chính trị và xã hội.
Nho giáo đã giành được chỗ đứng trong tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý, bởi lẽ lúc này đã thỏa mãn được một yêu cầu bức bách của sự phát triển của xã hội Việt Nam là củng cố chế độ phong kiến và xây dựng một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh mẽ.
Các vua Lý thường lấy các điển tích Nho giáo nêu ra với tư cách là những bài học kinh nghiệm của công việc trị nước. Tư tưởng trong “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và trong “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt mang dấu vết của tư tưởng thiên địa nhân cảm ứng của Nho giáo, khi họ quan niệm Vua là người thi hành mệnh trời, người và trời có liên hệ tương cảm.
Các khái niệm trung hiếu, nhân nghĩa của Nho giáo đã được vận dụng vào lĩnh vực chính trị. Lê Phụng Hiểu, Tô Hiến Thành luôn gương cao ngọn cờ trung nghĩa của Nho giáo trong hành động và chủ trương chính trị của mình.
+ Thời Nhà Trần ảnh hưởng của Nho giáo diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc hơn. Nhà Trần đã chỉ rõ Phật giáo lo việc giải thoát cho con người khỏi luân hồi sinh tử, Nho giáo là cái đạo trị nước, là đường lối tu, tề, trị, bình và những quy tắc đạo đức để chấn chỉnh xã hội phong kiến Việt Nam.
Trần Thái Tông đã viết trong “Thiền tông chỉ nam” rằng: “Cái phương tiện để mở lòng mê muội, cái đường lối soi rõ sống chết chính là đại giáo của Đức Phật. Giữ cán cân để làm mức cho hậu thế, nêu khuôn phép cho tương lai là trách nhiệm nặng nề của tiên thánh vậy”10.
Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu là những đại biểu trung thành của Nho giáo. Vấn đề quan tâm đầu tiên của các Nho sỹ thời Trần là đường lối đức trị: vua sáng tôi lành cùng đồng tâm hiệp đức để trị nước yên dân. Vua có đức sáng, quan mẫn cán trung thành nên ân trạch thấm thía đến dân chúng khiến trăm họ được an ninh, hạnh phúc. Họ coi đức sáng của vua là điều kiện tiên quyết làm cho đất nước thịnh trị. Vì vậy họ thường khuyên vua phải chính tâm tu thân, phải thường xuyên sửa đức. Họ cũng bàn đến bạo lực của nhà nước phong kiến và sự hiểm trở của đất đai nhưng chỉ là thứ yếu sau đường lối đức trị. “Thiên hưng Địa thế hùng thay, Cõi Nam tru cột xưa nay đời đời; Muôn năm đế nghiệp lâu dài, Chẳng cần đất hiểm nhờ nơi đức lành”.
- Đến giữa đời Nhà Trần, sự phát triển của Nho giáo trở nên giáo điều rập khuôn những bài học kinh nghiệm có sẵn trong Nho giáo Trung Quốc, nên đã diễn ra một xu hướng chống chủ nghĩa giáo điều đó.
+ Trần Minh Tông nói: “Nhà nước đã có phép tắc nhất định. Nam Bắc khác nhau nếu nghe theo kế của kẻ học trò mặt trắng tìm đường tiến thân thì sinh loạn ngay”.
+ Trần Nghệ Tông cũng nói: “Triều trước dựng nước tự có phép độ, không theo chế độ nhà Tống, là vì Bắc Nam đều chủ nước mình, không phải noi nhau. Khoảng năm Đại trị kẻ học trò mặt trắng được dùng không hiểu ý sâu xa của sự lập pháp, đem phép