Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra định nghĩa thừa cân và béo phì như sau: “Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” [16].
Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index -
BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành vì nó có tính khoa học
cao, dễ áp dụng, lại đơn giản và rẻ tiền [156].
Cân nặng (kg) BMI = ---
Chiều cao 2 (m)
Gần đây, cơ quan khu vực Thái Bình Dương của WHO (WPRO) và hội nghiên cứu béo phì quốc tế đã phối hợp với Viện nghiên cứu Bệnh đái tháo đường Quốc tế (IDI), Trung tâm hợp tác dịch tễ học đái tháo đường và các bệnh không lây của WHO đã đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nước Châu á (IDI & WPRO, 2000) như sau [81]:
Đánh giá thừa cân và béo phì của WHO (1998) và của IDI &WPRO (2000)
Phân loại WHO, 1998
BMI (kg/m2)
IDI & WPRO, 2000 BMI (kg/m2) TTDD bình thường 18,5 - 24,9 18,5 - 22,9 Thừa cân - Tiền béo phì - Béo phì độ I - Béo phì độ II - Béo phì độ III 25,0 25,0- 29,9 30,0 - 34,9 35,0 - 39,9 40,0 23,0 23,0 - 24,9 25,0 - 29,9 30,0
Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố thúc đẩy phát sinh các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, ung thư. Hậu quả này là do sự tăng khối mỡ và tăng kích thước các tế bào mỡ. Khi mô mỡ gia tăng nhanh chóng và không cân đối, nó sẽ làm thay đổi các hoạt động bình thường của mô mỡ, từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Hiện nay, theo một số tác giả khi phần trăm mỡ cơ thể >25% đối với nam và >30% đối với nữ được coi là ngưỡng nguy cơ đe dọa sức khỏe [16].
Sự phân bố mỡ trong cơ thể cũng được quan tâm: Có 2 dạng phân bố, mà dựa
vào đó người ta phân loại béo phì, đó là béo phì trung tâm (béo phì dạng quá táo) và béo phì ngoại biên (béo phì dạng quả lê). Trong béo phì trung tâm, mô mỡ ứ đọng ở
quanh bụng và nội tạng, trong khi đó béo phì ngọai biên là tình trạng ứ đọng mỡ ở vùng mông và đùi. Đối với nhóm béo bụng, người ta nhân thấy có một mối liên quan giữa ứ đọng mỡ bụng với rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Người béo phì trung tâm thường mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư nhiều hơn người béo phì ngoại biên [70].
Tỷ số vòng eo/vòng mông (waist-hip ratio) và vòng eo (waist circumference)
được sử dụng để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể. Khi tỷ số này vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường đều tăng lên rõ rệt. Người ta còn thấy vòng eo, thường không liên quan đến chiều cao mà có liên quan chặt chẽ với chỉ số BMI và tỷ số vòng eo/vòng mông, do đó thường được coi như là tiêu chí đơn giản để đánh giá khối lượng mỡ bụng và toàn cơ thể. Hiện chưa có các “ngưỡng” quy ước đối với vòng eo. Người ta thấy các nguy cơ tăng lên khi vòng eo 94cm đối với nam, 80cm đối với nữ và tăng lên rõ khi các trị số tương ứng là 102cm và 88cm [14].
Nghiên cứu cắt ngang của Schröder H cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa BMI và nồng độ cholesterol toàn phần đối với nam giới và mối liên quan giữa nồng độ HDL_C và BMI ở cả hai giới [138].
Brown mô tả và đánh giá mối liên quan giữa BMI với tình trạng cao huyết và RLCHLPM trong một cuộc tổng điều tra trên người trưởng thành ở Mỹ. Kết quả cho thấy tỷ lệ RLCHLPM và mức cholesterol trung bình ở những người BMI>25 cao hơn so với những đối tượng có BMI<25. Tỷ lệ có HDL_C thấp tăng và mức HDL_C trung bình giảm khi BMI tăng. Mối liên quan giữa BMI với tình trạng cao huyết áp và RLCHLPM có ý nghĩa thống kê. OR cao nhất ở độ tuổi 20-39 [45].
Tầm quan trọng của phân bố mỡ ở trung tâm đã được biết đến từ những năm 50: Morris đã mô tả tỷ lệ tử vong do tim mạch tăng ở những người lái xe buýt với kích cỡ dây an toàn lớn [117]. Nghiên cứu theo chiều dọc đầu tiên ở Thụy Điển năm 1984 cho thấy tỷ số vòng eo/vòng mông cao có mối liên quan với đột quỵ [97].
Kết quả nghiên cứu tình trạng RLCHLPM và một số yếu tố liên quan của Nguyễn Lương Hạnh cho thấy tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu CT và TG và BMI có mối quan hệ đồng biến [10].
Nghiên cứu của Phạm Thị Dung cho thấy BMI và phần trăm mỡ cơ thể có mối liên quan chặt chẽ với tỷ lệ mắc HCCH [5].