PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TRÀ VINH (Trang 32)

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU

2.4.1 Doanh số cho vay

Cho vay là hoạt động sinh lợi chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhờ cho vay mà ngân hàng có được nguồn thu nhập để từ đó bù đắp lại các khoản chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó cần phải quản lý một cách chặt chẽ. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động của ngân hàng là không tốt.

Năm 2008, doanh số cho vay đạt 446.160 triệu đồng. Đến năm 2009, doanh số cho vay đạt 450.000 triệu đồng, tăng 3.840 triệu đồng, tức tăng 0,85% so với năm 2008. Doanh số cho vay năm 2010 đạt 500.000 triệu đồng, tăng 50.000 triệu đồng, tức tăng 11,11% so với năm 2009. Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu của Chi nhánh luôn tăng qua 3 năm. Nguyên nhân tăng là do:

+ Yếu tố khách quan: Trong những năm qua các công ty liên tục tăng quy mô xuất khẩu nên nhu cầu vay vốn tăng cao, đồng thời sự xuất hiện của các công ty xuất khẩu mới trên địa bàn cũng làm tăng nhu cầu vay vốn. Các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh tại địa bàn tìm được đầu ra tốt và ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường quốc tế như tôm sang Mỹ, thủy sản sang EU,… Điều này tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao kim ngạch xuất khẩu, đồng thời cũng giúp doanh số cho vay xuất khẩu của Ngân hàng tăng lên.

+ Yếu tố chủ quan: Sự mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng của các nhân viên ngân hàng được thực hiện tích cực, hiệu quả thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng sản phẩm tài trợ xuất khẩu. Đặc biệt, ngân hàng có nhiều ưu đãi, chính sách khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng mới, giữ chân các khách hàng truyền thống.

2.4.1.1 Theo đối tượng cho vay

Bảng 2.3: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG CHO VAY

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần 245.388 315.000 405.000 69.612 28,37 90.000 28,57 Công ty TNHH 200.772 135.000 95.000 -65.772 -32,76 -40.000 -29,63 Tổng 446.160 450.000 500.000 3.840 0,85 50.000 11,11 (Nguồn: Phòng tín dụng năm 2010) 245.388 200.772 315.000 135.000 405.000 95.000 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 Năm Công ty TNHH Công ty cổ phần

Hình 2.5: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG CHO VAY (2008 – 2010)

+ Cho vay công ty cổ phần:

Qua bảng 2.3, ta thấy doanh số cho vay năm 2008 đạt 245.388 triệu đồng. Năm 2009, doanh số cho vay đạt 315.000 triệu đồng, tăng 69.612 triệu đồng (tăng 28,37%), sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 405.000 triệu đồng, tăng 90.000 triệu đồng (tăng 28,57%).

Nhìn chung, doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm, nguyên nhân là do nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới nên tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu. Họ có nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm thị trường để xuất khẩu sản phẩm của mình. Đa số các công ty cổ phần đến vay vốn ngân hàng là các công ty xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Trong thời gian này, các mặt

hàng thủy sản của nước ta rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế nên các công ty cổ phần nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu với giá trị lớn. Để hoạt động có hiệu quả hơn, các công ty cổ phần tiến hành mở rộng quy mô xuất khẩu nên nhu cầu về vốn ngày càng cao. Do đó, số lượng công ty cổ phần đến Ngân hàng xin cấp tín dụng tài trợ xuất khẩu tăng nhanh. Vì thế, trong thời gian này ngân hàng đã tăng cường công tác cho vay đối với đối tượng này nên doanh số cho vay tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay qua các năm.

+ Cho vay công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH):

Doanh số cho vay công ty TNHH có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2008, doanh số cho vay đạt 200.772 triệu đồng. Năm 2009, doanh số cho vay đạt 135.000 triệu đồng, giảm 65.772 triệu đồng tương đương 32,76% so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh số cho vay là 95.000 triệu đồng, giảm 40.000 triệu đồng tương đương 29,63% so với năm 2009.

Nguyên nhân doanh số cho vay giảm là do phần lớn các công ty trách nhiệm hữu hạn đến vay vốn ngân hàng là các công ty xuất khẩu mặt hàng rau quả. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng rau quả trong ba năm qua giảm mạnh do tình hình dịch bệnh và mất mùa. Do đó, trong thời gian này hoạt động xuất khẩu của các công ty TNHH không hiệu quả nên họ không có nhu cầu cao về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, doanh số cho vay năm 2010 tiếp tục giảm là do một số khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng do không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng nên bị từ chối cho vay.

2.4.1.2 Theo cơ cấu ngành

Bảng 2.4: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH (2008 – 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Thủy sản 401.544 436.500 493.000 34.956 8,71 56.500 12,94 Rau quả 44.616 13.500 7.000 -31.116 -69,74 -6.500 -48,15 Tổng 446.160 450.000 500.000 3.840 0,85 50.000 11,11 (Nguồn: Phòng tín dụng năm 2010)

401.544 44.616 436.500 13.500 493.000 7.000 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 Năm Rau quả Thủy sản

Hình 2.6: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH (2008 – 2010)

+ Cho vay ngành thủy sản:

Một trong những thế mạnh của tỉnh Trà Vinh là ngành nuôi trồng thủy sản mà trong đó chủ yếu là tôm, cua. Trong những năm qua, ngành thủy sản ngày càng được chú trọng phát triển, hiệu quả kinh tế mang lại cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho các công ty mở rộng hoạt động xuất khẩu thủy sản. Thấy được kết quả khả quan đó, ngân hàng đã tăng cường cho vay trong lĩnh vực này.

Qua biểu đồ ta thấy, trong giai đoạn (2008 - 2010) doanh số cho vay ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) trên tổng doanh số cho vay. Vì thủy sản là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao tại Trà Vinh và cả Đồng bằng Sông Cửu Long, các công ty xuất khẩu thủy sản tại địa bàn có quy mô lớn, đầu ra ổn định. Số lượng công ty xuất khẩu thủy sản đến xin cấp tín dụng tài trợ xuất khẩu nhiều hơn các ngành hàng khác.

Cụ thể: Năm 2008, doanh số cho vay đạt 401.544 triệu đồng. Đến năm 2009, doanh số cho vay đạt 436.500 triệu đồng, tăng 34.956 triệu đồng tương đương 8,71% so với năm 2008. Năm 2009, ngành thủy sản đã có bước tiến đưa Việt Nam từ vị trí thứ 11 lên hàng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu thủy sản nên các công ty xuất khẩu thủy sản tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt dẫn đến tình trạng dịch bệnh làm cho ngành thủy sản bị thiệt hại trầm trọng, đáng chú ý như tình trạng tôm chết tràn lan trên diện rộng. Vì thế, ngành

hàng này phải đối mặt với nhiều thách thức như giá nguyên liệu đầu vào cao, khan hiếm nguyên liệu dẫn đến các công ty xuất khẩu thủy sản không đủ nguồn vốn lưu động trong việc thu mua nguyên liệu để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Do đó, nhu cầu tài trợ vốn xuất khẩu tại ngân hàng cũng tăng mạnh. Đến năm 2010, doanh số cho vay đạt 493.000 triệu đồng, tăng 56.500 triệu đồng tương đương 12,94% so với năm 2009. Giá nguyên liệu chế biến xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng do giá thức ăn của ngành này tăng vọt dẫn đến chi phí đầu vào tăng nên nhu cầu về vốn của các công ty xuất khẩu thủy sản cao, đây là nguyên nhân doanh số cho vay tiếp tục tăng.

+ Cho vay ngành rau quả:

Trong những năm qua, doanh số cho vay ngành rau quả luôn chiếm tỷ trọng thấp trên tổng doanh số cho vay. Năm 2008, doanh số cho vay là 44.616 triệu đồng. Sang năm 2009, doanh số cho vay là 13.500 triệu đồng, giảm 31.116 triệu đồng tức giảm 69,74% so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh số cho vay là 7.000 triệu đồng, giảm 6.500 triệu đồng tức giảm 48,15% so với năm 2009.

Nguyên nhân doanh số cho vay giảm là do bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đất trồng cây ăn trái tại các huyện ven biển bị xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, diện tích cây ăn trái bị thu hẹp do chuyển diện tích sang đất đô thị, công nghiệp dẫn đến các công ty xuất khẩu ngành rau quả luôn hoạt động với công suất thấp do không chủ động được nguồn nguyên liệu. Chi nhánh luôn tạo điều kiện cho các công ty vay vốn để mở rộng đầu tư nhưng kết quả vẫn không khả quan, do đó nhu cầu vay vốn của ngành rau quả không tăng và có xu hướng giảm. Vì thế, doanh số cho vay thấp chỉ chiếm 20% (năm 2008), chiếm 10% (năm 2009) và năm 2010 doanh số cho vay ngành rau quả rất thấp chỉ chiếm 1,4% trên tổng doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu.

2.4.2 Doanh số thu nợ

Thu nợ là công tác quan trọng đối với bất kỳ một ngân hàng nào. Doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng. Doanh số thu nợ càng cao thì hiệu quả cho vay càng cao, chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò và mục tiêu của mình. Năm 2008, doanh số thu nợ đạt 390.435 triệu đồng. Năm 2009, doanh số thu nợ đạt 416.800 triệu đồng, tăng 26.365 triệu đồng, tức tăng 6,75% so với năm 2008. Doanh số thu nợ năm 2010 tiếp tục tăng lên 480.000 triệu đồng, tăng 63.200 triệu đồng tương đương tăng 15,16% so với năm 2009.

Nhìn chung, doanh số thu nợ qua 3 năm của ngân hàng là khá cao và tăng liên tục. Điều này thể hiện công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện khá tốt, ngày càng được chú trọng và ngân hàng có nhiều biện pháp tích cực trong công tác thu nợ. Bên cạnh đó, công tác thẩm định đánh giá doanh nghiệp khi cho vay được thực hiện kỹ lưỡng, đánh giá đúng khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng cũng là một trong những yếu tố giúp doanh số thu nợ tăng cao.

2.4.2.1 Theo đối tượng cho vay

Bảng 2.5: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG CHO VAY (2008 – 2010) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần 234.261 317.064 411.000 82.803 35,35 93.936 29,63 Công ty TNHH 156.174 99.736 69.000 -56.438 -36,14 -30.736 -30,82 Tổng 390.435 416.800 480.000 26.365 6,75 63.200 15,16 (Nguồn: Phòng tín dụng năm 2010) 234.261 156.174 317.064 99.736 411.000 69.000 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 Năm Công ty TNHH Công ty cổ phần

+ Thu nợ công ty cổ phần:

Năm 2008, doanh số thu nợ là 234.261 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60% trên tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ năm 2009 tăng lên 317.064 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76,07% trên tổng doanh số thu nợ, tăng 82.803 triệu đồng (tăng 35,35%) so với năm 2008. Trong năm 2010, doanh số thu nợ đạt 411.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 85,63% trên tổng doanh số thu nợ, tăng 93.936 triệu đồng (tăng 29,63%) so với năm 2009.

Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng là do hoạt động kinh doanh của loại hình công ty cổ phần ổn định, có hiệu quả cao, đây là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu nợ. Đồng thời, ngân hàng luôn cẩn thận trong việc thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng xin vay vốn nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động cho vay.

+ Thu nợ công ty TNHH:

Năm 2008, doanh số thu nợ là 156.174 triệu đồng Năm 2009, doanh số thu nợ giảm xuống 99.736 triệu đồng, giảm 56.438 triệu đồng tương đương 36,14% so với năm 2008. Doanh số thu nợ năm 2010 tiếp tục giảm xuống 69.000 triệu đồng, giảm 30.736 triệu đồng tương đương 30,82% so với năm 2009. Trong những năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH gặp khó khăn nên doanh số thu nợ giảm và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ giảm cũng một phần là do doanh số cho vay của đối tượng này liên tục giảm mạnh qua 3 năm.

2.4.2.2 Theo cơ cấu ngành

Bảng 2.6: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO CƠ CẤU NGÀNH (2008 – 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Thủy sản 342.348 399.940 465.400 57.592 16,82 65.460 16,37 Rau quả 48.087 16.860 14.600 -31.227 -64,94 -2.260 -13,40 Tổng 390.435 416.800 480.000 26.365 6,75 63.200 15,16 (Nguồn: Phòng tín dụng năm 2010)

342.348 48.087 399.940 16.860 465.400 14.600 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 Năm Rau quả Thủy sản

Hình 2.8: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO CƠ CẤU NGÀNH (2008 – 2010)

+ Thu nợ ngành thủy sản:

Ngành thủy sản luôn là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Trà Vinh. Điều này được thể hiện ở diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh, đặc biệt là huyện Duyên Hải. Đây là điều kiện thuận lợi giúp các công ty xuất khẩu ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ trong những năm qua.

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngành này liên tục tăng và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số thu nợ qua các năm. Qua biểu đồ cho thấy, doanh số thu nợ năm 2008 là 342.348 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,68% trên tổng doanh số thu nợ. Năm 2009, doanh số thu nợ đạt 399.940 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 95,95% trên tổng doanh số thu nợ, tăng so với năm 2008 về số tuyệt đối là 57.592 triệu đồng, tăng về số tương đối là 16,82%. Đến năm 2010, doanh số thu nợ đạt 465.400 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 96,96% trên tổng doanh số thu nợ và tăng 65.460 triệu đồng tức tăng 16,37% so với năm 2009.

Mặc dù, các công ty xuất khẩu ngành thủy sản luôn đối mặt với rất nhiều khó khăn trên thị trường quốc tế như xảy ra hàng loạt vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ lên các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta. Song, ngành thủy sản Việt Nam đã vượt qua mọi thách thức, luôn đứng vững và phát triển mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Vì thế, các công ty xuất khẩu ngành thủy sản luôn hoạt động có hiệu quả và có điều kiện để trả nợ ngân hàng đầy đủ và đúng hạn nên công tác thu nợ của ngân hàng đạt kết quả cao.

+ Thu nợ ngành rau quả:

Năm 2008, doanh số thu nợ là 48.087 triệu đồng. Năm 2009, doanh số thu nợ là 16.860 triệu đồng, giảm 31.227 triệu đồng tương đương 64,94% so với năm 2008. Doanh số thu nợ ngành rau quả năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh số thu nợ ngành rau quả tiếp tục giảm xuống 14.600 triệu đồng, giảm 2.260 triệu đồng tương đương 13,40% so với năm 2009.

Nguyên nhân doanh số thu nợ giảm mạnh qua 3 năm là do ảnh hưởng về thời tiết, nắng nóng, khô hạn kéo dài, tình hình dịch bệnh… dẫn đến đồng vốn đầu tư không mang lại hiệu quả cao nên khả năng trả nợ cho ngân hàng bị giảm.

Nhìn chung, doanh số thu nợ thay đổi theo xu hướng thay đổi của doanh số cho vay.

2.4.3 Dư nợ

Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo.

Dư nợ cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TRÀ VINH (Trang 32)