PHÁT HIỆN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TRÀ VINH (Trang 48)

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.1PHÁT HIỆN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1 Tình hình huy động vốn

Vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn kinh doanh còn thấp. Vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay ngày càng mở rộng của Ngân hàng, do đó Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Nguồn vốn điều chuyển cao chứng tỏ Chi nhánh thiếu vốn do thị trường đầu ra mở rộng trong khi thị trường đầu vào không thể mở rộng.

Hình thức huy động vốn của Chi nhánh chưa đa dạng nên không thu hút được số lượng lớn khách hàng. Bên cạnh đó, số lượng và năng lực tài chính của các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được huy động của Chi nhánh thấp. Vì thế, vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua đạt so với kế hoạch nhưng xét về quy mô thì rất nhỏ so với nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế.

3.1.2 Hoạt động cho vay

Doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng. Tuy nhiên, cơ cấu doanh số cho vay và doanh số thu nợ không đều, tập trung vào ngành thủy sản quá nhiều sẽ dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng, vì khi đó việc mở rộng cho vay và doanh số thu nợ sẽ phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của các công ty xuất khẩu thủy sản. Khi các công ty này gặp khó khăn hoặc trở ngại không xuất được hàng, hàng xuất khẩu bị từ chối, không thực hiện được hợp đồng… thì khả năng thu được nợ của ngân hàng là rất thấp.

Vòng quay vốn tín dụng biến động tăng, giảm qua các năm, chứng tỏ số vốn được quay vòng có khi nhanh có khi chậm nhưng giá trị của vòng quay cao (luôn trên 2 vòng), đạt so với yêu cầu. Chi nhánh luôn thực hiện tốt công tác thu nợ nên hệ số thu nợ cũng đạt khá cao.

Đối tượng cho vay của Chi nhánh chủ yếu là các tổ chức kinh tế có hợp đồng xuất khẩu và phải nằm trong danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đồng thời, số lượng các tổ chức kinh

tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh không nhiều. Vì vậy, số lượng khách hàng đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng cũng bị thu hẹp, dẫn đến dư nợ cho vay tài trợ xuất khẩu trên tổng dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, Chi nhánh luôn áp dụng nhiều biện pháp tích cực để mở rộng hoạt động cho vay nên dư nợ tăng qua 3 năm.

Hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu là hoạt động cho vay ngắn hạn và mang lại thu nhập cao cho ngân hàng, điều này thể hiện qua tỷ lệ thu nhập từ lãi cho vay tài trợ xuất khẩu trên tổng thu nhập từ lãi cho vay tăng liên tục qua các năm.

3.2 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN

Tạo vốn là giải pháp hàng đầu để ngân hàng phát triển và đảm bảo kinh doanh. Cần có chính sách tạo vốn phù hợp nhằm khai thác mọi tiềm năng về vốn và để có được nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Ngân hàng cần tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền bằng cách:

- Các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn còn đơn điệu, chưa phong phú, chưa thu hút được số lượng lớn khách hàng. Ngân hàng cần tạo ra các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và nhiều tiện ích, đồng thời thực hiện đa dạng các hình thức trả lãi để tăng cường huy động vốn.

- Tìm kiếm và thiết lập quan hệ với khách hàng mới, đồng thời duy trì và mở rộng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, thanh toán lớn bằng cách cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc có chính sách về ưu đãi phí dịch vụ, lãi suất tiền gửi ưu đãi đối với các đơn vị này.

- Áp dụng lãi suất khuyến khích khi huy động vốn: khách hàng gửi món tiền lớn thì lãi suất sẽ cao hơn khi gửi món tiền nhỏ.

- Kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diễn biến của thị trường, cung cấp các gói sản phẩm, khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt.

- Làm tốt công tác thanh toán qua ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, xử lý các nghiệp vụ hết sức khẩn trương, chính xác, thận trọng. - Đội ngũ nhân viên giao dịch phải năng động, sáng tạo, thân thiện tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho khách hàng.

3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU 3.3.1 Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt 3.3.1 Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt

- Thiết kế quy trình cho vay cụ thể, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Chi nhánh cần cụ thể từ thủ tục, hồ sơ, quy trình giao dịch, những chính sách về lãi suất, biểu phí, kèm theo những chính sách ưu đãi. Những quy trình cụ thể đó nên quảng bá trên tờ rơi, cẩm nang sử dụng dịch vụ hoặc gửi trực tiếp đến các khách hàng mục tiêu.

- Tiến hành phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng và các

đối tượng khách hàng khác để có những chính sách khách hàng hợp lý.

- Có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống, quan hệ uy tín trong thời gian qua với Chi nhánh. Tìm khách hàng mới, mặt hàng mới đủ điều kiện và có hiệu quả để cho vay nhằm mở rộng tín dụng và phân tán rủi ro.

- Tăng hạn mức tài trợ đối với những khách hàng có uy tín, đối với những mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả đảm bảo về thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định.

- Tăng tỷ trọng cho vay các lĩnh vực, ngành và các sản phẩm được đánh giá là có lợi thế của tỉnh và sức cạnh tranh cao trên thị trường.

- Duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng tốt, có uy tín với Ngân hàng, chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng xấu, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.

- Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng cụ thể, thực hiện đầy đủ phương pháp tính điểm tín dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay của ngân hàng. Thực tế cho thấy, ứng dụng phương pháp tính điểm tín dụng cho phép giảm bớt chi phí và thời gian cho vay, do đó cho phép ngân hàng mở rộng vốn vay với khách hàng, cho phép ngân hàng xây dựng được quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ hơn qua đó kiểm soát tín dụng được chính xác hơn.

- Thực hiện tốt việc cung cấp thông tin, tư vấn giúp doanh nghiệp vay vốn xây dựng, hoàn thiện các dự án vay vốn có tính khả thi và thực hiện đạt hiệu quả.

3.3.2 Chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng

- Giới thiệu sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng tới các doanh nghiệp thông qua các hội thảo, hội nghị dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu, chủ động liên hệ tìm kiếm những khách hàng mới, những khách hàng có tiềm năng.

- Ngân hàng cần thành lập một nhóm chuyên trách nghiên cứu nền kinh tế của tỉnh, chuyên sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu sản xuất… để nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, phát triển doanh nghiệp mình.

- Khi nắm bắt được tình hình điều kiện kinh tế của các tổ chức có nhu cầu, từ đó ngân hàng có thể yêu cầu hỗ trợ.

Khi đã xác định được các tổ chức kinh tế cần sự hỗ trợ tín dụng, đó chính là lúc ngân hàng cần phải cho khách hàng thấy được các chính sách lợi ích của ngân hàng đối với các tổ chức cần vốn so với các ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng. Ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần có chính sách lãi suất phù hợp vừa thu hút được khách hàng vừa tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng nhưng phải theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam vì khi vay vốn điều trước tiên khách hàng quan tâm chính là tiền lãi họ phải trả.

- Cần mở rộng hơn nữa các điều kiện cho vay, mở rộng các đối tượng đầu tư nhằm mở rộng tín dụng xuất khẩu và phân tán rủi ro.

- Khi thu hút khách hàng sẽ phải cạnh tranh khách hàng với các ngân hàng khác do đó muốn cạnh tranh tốt đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát và đổi mới công nghệ ngân hàng tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

3.3.3 Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra

- Phân tích và thẩm định nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh, khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Thực hiện phân tích, đánh giá, xem xét tính khả thi của dự án một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực, rút ngắn thời gian thẩm định.

- Cần tích cực hơn trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản thế chấp của doanh nghiệp, tránh những ảnh hưởng xấu tác động làm giảm giá trị của tài sản đảm bảo. Việc lựa chọn loại tài sản đảm bảo nào cũng là một vấn đề quan trọng vì nó chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố pháp lý và các yếu tố thị trường như giá cả, quyền chuyển nhượng, quyền sử dụng…

- Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên có liên quan đối với các món vay. Bởi vì, yếu tố tài sản thế chấp chỉ là biện pháp cuối cùng để xử lý các khoản nợ vay khó đòi, còn nguồn trả nợ vay chính là tiền có được từ

hiệu quả phương án kinh doanh, sự sẵn lòng trả nợ mới là yếu tố quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy ủy quyền,… phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền vay của người đứng ra vay vốn.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay đến khi thu hết nợ gốc và lãi. Ngân hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các khâu:

+ Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay.

+ Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn không.

+ Kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi thời gian thanh toán tiền hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

3.3.4 Phát huy nhân tố con người

- Để nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng, biện pháp quan trọng bậc nhất là khơi dậy tính tự giác của cán bộ, ngân hàng cần có biện pháp nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng.

- Đối với cán bộ tín dụng cần phải giao trách nhiệm cụ thể, gắn trách nhiệm với lợi ích kể cả lợi ích vật chất của họ, đồng thời thực hiện việc thưởng, phạt nghiêm minh, khuyến khích, động viên những cán bộ làm tốt nhiệm vụ.

- Ngân hàng cần phải có chính sách khen thưởng đúng mức đối với cán bộ tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ, mang lại hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, bảo toàn được vốn cho vay. Đồng thời, cần có chế độ kỷ luật nghiêm đối với những cán bộ làm việc thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ của mình, gây thiệt hại cho ngân hàng để hạn chế đến mức thấp nhất số cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ.

- Chú trọng xây dựng lề lối, tác phong làm việc văn minh, chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo.

- Nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho khách hàng. Kiên quyết xử lý cá nhân, đơn vị vi phạm pháp luật và vi phạm các quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Song, một ngân hàng muốn có đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ, vững về chuyên môn, nhạy bén, sáng tạo trong công việc thì ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp như:

- Ngoài chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.

- Có kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ hoạch định chính sách tín dụng để đào tạo cán bộ có lý luận nghiệp vụ ngân hàng vững vàng, có kiến thức kinh tế tổng hợp, có phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường và giàu kinh nghiệm thực tế, có khả năng tổng hợp vấn đề, có kiến thức pháp luật vững chắc và sâu rộng.

- Phải thường xuyên có các cuộc hội thảo liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác.

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Phân tích hiệu quả cho vay tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Chi nhánh Trà Vinh cho thấy vai trò và sự đóng góp của Chi nhánh vào sự phát triển hoạt động xuất khẩu của tỉnh Trà Vinh. Qua phân tích cho thấy công tác huy động vốn trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn nên vốn huy động trong những năm qua luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, Chi nhánh đã có nhiều biện pháp giữ khách hàng truyền thống và tìm thêm khách hàng mới để tận dụng tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi của địa phương. Do đó, vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Điều này cho thấy, Chi nhánh đã tạo được uy tín đối với khách hàng. Về công tác tín dụng, đạt được kết quả khá cao so với kế hoạch Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao do ngân hàng có nhiều biện pháp tích cực và sự nổ lực của toàn thể công nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng.

Hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu của Chi nhánh phát triển theo đúng định hướng, chỉ đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chi nhánh luôn mở rộng tín dụng xuất khẩu nhằm phân tán rủi ro bằng cách tìm khách hàng mới, mặt hàng mới đủ điều kiện và có hiệu quả để cho vay. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn thực hiện tốt công tác tài chính kế toán theo nghiệp vụ và quy trình thanh toán mới. Công tác tự kiểm tra được thực hiện thường xuyên và từng bước đi vào nề nếp.

Nhìn chung, tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ của Chi nhánh đối với tài trợ xuất khẩu trong các năm qua đều tăng và đặc biệt là không phát sinh nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ, hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu của Chi nhánh trong những năm qua đạt được kết quả khá tốt.

2. KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Đối với Nhà nước

Tạo môi trường kinh tế thuận lợi: Tiếp tục xây dựng cơ chế thị trường hoàn chỉnh, đồng bộ. Mở rộng chính sách tiền tệ và chính sách đối ngoại, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác với các nước trên thế giới.

Thiết lập và giữ vững môi trường chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng của ngân hàng.

Nên quy định lại các chứng từ, biểu mẫu cần có trong một hợp đồng vay vốn

Một phần của tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TRÀ VINH (Trang 48)