Sử dụng đèn chiếu (Over head) để dạy họcToán ở Tiểu học * Cấu tạo

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC (Trang 137 - 139)

C. Bộ đồ dùng dạy – học các yếu tố hình học ở lớp 1,2, 3.

4.4.1. Sử dụng đèn chiếu (Over head) để dạy họcToán ở Tiểu học * Cấu tạo

* Cấu tạo

Bao gồm các bộ phận cơ bản:

1. Gương 6. Công tắc chuyển đổi đèn 2. Thấu kính 7. Bộ phận để dây nguồn 3. Chốt mở nắp đậy 8. Gương phản xạ

4. Công tắc nguồn 9. Núm chỉnh độ hội tụ 5. Mặt kính 10. Cột trụ

* Một số chỉ tiêu kĩ thuật

a. Nguồn cung cấp: 220V AC (dòng điện xoay chiều) b. Dòng điện tối đa: 2,5A; cầu chì: 2,5A

c. Bóng đèn: Đèn Halogen 24V – 275W d. Gương: 140mm * 70mm * 3mm e. Trọng lượng: 9 – 10kg

f. Cường độ sáng: 3500 lumen

g. Diện tích sử dụng: 315mm * 315mm

* Hướng dẫn sử dụng maý chiếu Chuẩn bị:

– Mở hộp và lấy nắp bảo vệ mặt kính máy chiếu.

– Dùng hai tay nắm chắc vào hai cạnh của máy chiếu, đưa máy ra khỏi hộp và đặt vào vị trí cần chiếu.

– Dùng tay phải mở lẫy giữa cột trụ bằng cách kéo nhẹ lẫy ra phía ngoài, tay trái cầm đầu thanh trụ đưa lên trên sao cho vuông góc với mặt máy chiếu khớp đúng vào lẫy giữ cột trụ.

+ Chú ý tắt công tắc nguồn trước khi cắm điện

+ Trước khi bật đèn phải mở gương và đặt đèn điều chỉnh hoạt động cho đúng vị trí.

Sử dụng:

– Đặt máy chiếu lên bề mặt phẳng và vững trãi với một độ cao hợp lí nhất.

– Cắm phích cắm vào ổ điện và bật công tắc nguồn.

– Đặt tấm bản trong lên mặt kính và chỉnh núm điều chỉnh độ hội tụ từ từ cho đến khi nhận được hình ảnh rõ nét và trung thực nhất.

– Lưu ý: + Nếu vặn núm điều chỉnh càng lên cao thì độ hội tụ và diện tích sử dụng càng kém và nhỏ, lúc này hình ảnh sẽ không rõ nét và rất mờ. Ngược lại, nếu vặn núm điều chỉnh càng xuống thấp thì độ hội tụ và diện tích sử dụng càng rõ nét và rộng (khi độ hội tụ đúng tiêu điểm thì nét nhất).

+ Độ cao của hình ảnh được thay đổi bằng cách di chuyển phần đỉnh gương lên hoặc xuống.

Cách soạn nội dung lên tấm bản trongđể chiếu

* Nguyên liệu:

+ Tấm bản trong (giấy bóng kính) dùng cho máy chiếu * Cách làm:

+ Nếu như có máy vi tính chúng ta sẽ trình bày bài giảng hay hình ảnh cần minh họa trên máy sau đó in ra giấy khổ A4,(in trực tiếp lên bản giấy trong hoặc dùng máy photo in ra tấm bản trong).

* Lưu ý:

+ Khi trình bày trên máy nên dùng cỡ chữ in đậm và to hơn cỡ chữ khi soạn thảo văn bản bình thường để khi chiếu lên màn hình học sinh có thể quan sát rõ ràng.

+ Khi in từ giấy ra tấm bản trong qua máy photo hoặc máy in chúng ta không nên dùng khi máy photo hay máy in đã quá nóng vì như vậy sẽ làm quăn tấm bản trong hoặc dính vào máy. Chỉ nên dùng khi máy in hay máy photo mới bắt đầu chạy. Với những loại máy in có khả năng in màu thì hình ảnh khi chiếu lên màn chiếu vẫn giữ được những nét chân thật, sinh động và hết sức trực quan.

+ Nếu như không có điều kiện trình bày bài giảng hay hình ảnh cần minh họa trên máy vi tính thì chúng ta có thể viết trực tiếp lên tấm bản trong bằng loại bút đặc chủng.

Nói tóm lại, khi sử dụng máy chiếu Overhead phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như các hoạt động khác, là người giáo viên đã bước đầu góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp – phương tiện dạy học hiện nay.không

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)