Tổ chức hoạt động học tập cá nhân bằng phiếu giao việc

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC (Trang 58 - 62)

d. Chia nhóm hỗn hợp trình độ

2.1.6. Tổ chức hoạt động học tập cá nhân bằng phiếu giao việc

HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa tác dụng của hoạt động học tập cá nhân Thông tin:

Học sinh Tiểu học khi học Toán cần thiết có những nội dung phải thực hiện học cá nhân, chẳng hạn để hình thành kỹ năng và rèn luyện kĩ năng tính với 4 phép tính, kỹ năng trình bày, diễn đạt khi giải toán, kỹ năng vẽ hình, kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo... Nhờ những hoạt động học cá nhân mà học sinh đưa ra thông tin phản chính xác về mức độ tiếp thu kiến thức, về kỹ năng thực hành, về phương pháp suy luận... Từ đó giúp cho giáo viên có kế hoạch dạy học hợp lí tiếp theo, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức đã học. Hoạt động học tập cá nhân là rất cần thiết bởi, mục tiêu cuối cùng dạy học ở trên lớp là hình thành kiến thức kỹ năng tới từng học sinh.

( Đọc thêm tài liệu: Dạy học toán bằng phiếu giao việc tác giả Phạm Đình Thực).

Nhiệm vụ:

NV1: Cho ví dụ về việc học cá nhân ở một nội dung học Toán ở Tiểu

học.

NV2: Phân tích các kỹ năng cá nhân được phát triển thông qua học tập

cá nhân và mối quan hệ với học thảo luận nhóm?

Đánh giá:

NV1: Thảo luận: Học sinh Tiểu học khi học Toán có thể học cá nhân

trong những trường hợp nào? Tác dụng của việc học cá nhân trong trường hợp đó?

Thông tin phản hồi:

(Xem lại phần thông tin nguồn)

Ví dụ: Sau khi học sinh hình thành biểu tượng khái niệm về trung

điểm đoạn thẳng. Học sinh cần thiết hoạt động cá nhân để xác định trung điểm một đoạn thẳng AB cho trước. Hoặc sau khi biết khái niệm đường gấp

khúc học sinh cần thực hành cá nhân tạo ra những đường gấp khúc để tái hiện biểu tượng (cần nối các điểm tạo ra đường gấp khúc gồm một số đoạn theo yêu cầu), cần thực hành tính độ dài đường gấp khúc,... Những hoạt động này không nên làm tập thể (nhóm, hoặc thảo luận) vì điều đó không trở thành kỹ năng riêng của từng học sinh. Thông qua việc làm cá nhân giáo viên có thể biết cá nhân nào đã thực sự có biểu tượng đúng, có kĩ năng thành thạo. Điều này khó nhận biết nếu ta chỉ thông qua thảo luận hoặc làm chung trong nhóm.

HĐ2: Tìm hiểu một số hình thức tổ chức học tập cá nhân. Thông tin:

Việc tổ chức học tập cá nhân có thể có các hình thức như sau: + Cá nhân thực hành nộp sản phẩm;

+ Yêu cầu trả lời câu hỏi cá nhân.

+ Viết tự luận nêu một yêu cầu của nhiệm vụ.

+ Thực hiện trên các phiếu giao việc đã được thiết kế có nhiều trình độ khác nhau về nội dung học Toán.

Tổ chức học tập cá nhân có ưu điểm chính là tạo điều kiện để mỗi cá nhân học sinh phải độc lập, nỗ lực tự học, tự hoàn thiện các kiến thức và kỹ năng. Từ đó mà giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra. Với các sản phẩm mà các cá nhân đã nộp hoặc các câu trả lời các bài luận đã trình bày khi đó sẽ bộc lộ rất rõ các khả năng của từng học sinh, giúp giáo viên dễ dàng biết được những điểm mạnh điểm yếu trong kiến thức và kỹ năng, nhờ vậy mà hình thành được kế hoạch dạy học và điều chỉnh được phương pháp cho giai đoạn tiếp theo. Nhược điểm chính của hình thức học tập cá nhân là, học sinh không có tương tác trao đổi, vì vậy giáo viên khó phát hiện sớm những sai lầm của học sinh để điều chỉnh và giúp đỡ kịp thời.

Nhiệm vụ:

NV1: Việc tổ chức hoạt động học tập cá nhân cho học sinh Tiểu học cần có những hình thức nào? Ưu, nhược điểm của mỗi hình thức đó?

NV2: Nêu một số hoạt động học tập cá nhân mà giáo viên Tiểu học thường tổ chức cho học sinh trong quá trình dạy học Toán (mà anh (chị)) đã biết.

Đánh giá:

Nêu ý nghĩa, tác dụng của hình thức tổ chức dạy học cá nhân?

- Có hình thức tổ chức dạy học cá nhân như thế nào? Phân tích ưu nhược điểm?

- Cho ví dụ về một số loại bài dạy ở tiểu học có thể sử dụng hiệu quả dạy học cá nhân?

Thông tin phản hồi:

(Xem lại phần thông tin nguồn)

Chú ý: Dạy học cá nhân có hiệu quả tốt trong các kiểu bài rèn luyện kỹ năng toán học như: Rèn kỹ năng tính toán; Rèn kỹ năng vẽ tạo hình; Rèn kỹ năng đo đạc xác định số đo các đại lượng trong thực tiễn.Đối với các kiểu bài khác có thể phối hợp sử dụng dạy học nhóm… sẽ hiệu quả hơn

HĐ3: Tìm hiểu một số thủ thuật tổ chức tốt hoạt động cá nhân. Thông tin:

Để thực hiện dạy học cá nhân không đơn giản là giáo viên giao việc cho mỗi cá nhân là điều quan trọng hơn là giáo viên cần ước lượng được mức độ thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng học sinh cụ thể trong lớp, dự kiến được cách giúp đỡ gợi ý khi cần thiết. Điều đó đòi hỏi giáo viên hiểu rõ các đối tượng và xử lý tốt các nội dung dạy học.

Nhiệm vụ:

NV1: Trình bày một số ví dụ trong khi dạy Toán đã sử dụng hình thức

tổ chức hoạt động dạy học cá nhân cho học sinh Tiểu học.

nhân.

NV3: (Thảo luận nhóm) việc tổ chức cho học sinh Tiểu học học Toán

thông qua hoạt động cá nhân sao cho hiệu quả.

Đánh giá:

1. Anh (chị) hãy cho ví dụ về hình thức tổ chức dạy học cá nhân trong dạy học một nội dung Toán ở Tiểu học.

2. Khi dạy học cá nhân có thể có tình huống nào xảy ra ở trên lớp? Có thể áp dụng biện pháp nào để tổ chức tốt dạy học cá nhân.

Thông tin phản hồi:

Ví dụ 1: Sau khi đã hình thành khái niệm số 6 cho học sinh lớp 1, cần

tổ chức hoạt động cá nhân viết số 6 theo mâũ; đọc số 6; đếm các tập hợp có 6 đồ vật; lấy đủ đồ vật cho đúng số lượng là 6,…

Ví dụ 2: Sau khi hình thành qui tắc tính chu vi của hình tam giác, tứ

giác cho học sinh lớp 2, cần tổ chức hoạt động thực hành cá nhân: tính chu vi của tam giác(tứ giác) theo các số đã cho trước với 3 mức độ: cùng đơn vị đo số với các số nhỏ (để thực hiện tính cộng không nhớ), các số đo lớn hơn cùng đơn vị đo (để thực hiện phép cộng có nhớ), và các số đo khác đơn vị đo (để thực hiện đổi đơn vị đo trước khi thực hiện,...).

* Một số tình huống có thể xảy ra khi hoạt động cá nhân: – Học sinh làm sai, làm ẩu;

– Học sinh làm như máy, không cần biết tại sao lại làm như vậy (không tư duy liên hệ và không cần biết mục đích làm);

– Học sinh không thực hiện nhiệm vụ. * Một số biện pháp:

Giúp học sinh nhận thức được rõ mục đích động cơ hoạt động cá nhân. Giáo viên không thể áp đặt mục đích cho học sinh Tiểu học, cần tạo điều kiện giúp học sinh tự nhận thức được mục đích, từ đó hình thành động cơ hoạt động học.

kiến thức về số thập phân; về việc thực hiện các phép tính số thập phân,... trong việc biểu diễn, so sánh tính toán các số đo đại lượng trong thực tiễn.

Tạo mỗi dây liên hệ giữa các kiến thức đã học với các kiến thức hiện có của học sinh với kiến thức mới, với yêu cầu thực hành mới.

Khích lệ những cá nhân hướng nội, những cá nhân làm tốt, phê phán một cách hài hước những sai lầm khi cá nhân bộc lộ, có gợi ý định hướng các hoạt động khi phát hiện nguy cơ sai lầm ở cá nhân…

Ví dụ: Khi học sinh cần thực hành kỹ năng xem giờ chính xác tới phút,

cần giúp học sinh thực hiện cá nhân việc ôn tập các trường hợp xem giờ: xem giờ đúng (Toán 1), xem giờ hơn (15 phút, 30 phút ở Toán 2); xem giờ chính xác tới 5 phút (trường hợp giờ hơn 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30 phút).

Từ đó yêu cầu mỗi cá nhân viết giờ thích hợp với các mặt đồng hồ tương ứng, và phát triển tiếp kỹ năng xem giờ chính xác tới phút.

Mỗi cá nhân nào làm đúng, nhanh đều được tuyên dương. Có cá nhân nào làm nhầm cần gợi ý cách đếm thêm 5 phút quanh mặt đồng hồ. Tổ chức các hoạt động cá nhân đã tạo ra điều kiện biến đổi những cấu trúc tri thức hiện có của học sinh sang cấu trúc tri thức chính xác hơn tương tự với các đơn vị kiến thức khác.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC (Trang 58 - 62)