Tăng cường hướng dẫn áp dụng BLTTHS

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 155 - 157)

- Để công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được thuận lợi, chặt chẽ và hiệu quả, cần quy định bổ sung điều luật “ mở ” về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:

3.2.1. Tăng cường hướng dẫn áp dụng BLTTHS

Đểđảm bảo quyền con người, cùng với việc hoàn thiện BLTTHS để sửa đổi những quy định còn bất cập, bổ sung những quy định mới nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng được chính xác, khách quan và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cần phải tăng cường việc hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của BLTTHS của các cơ quan có thẩm quyền.

Theo chúng tôi, trước mắt các cơ quan có thẩm quyền cần tập trung hướng dẫn một số vấn đề sau đây:

- Hướng dẫn về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không giam giữ như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trịđể bảo đảm nhằm giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nên tăng cường áp dụng các biện pháp này. Hiện nay trong thực tiễn có quan điểm sai lầm cho rằng đã là bị can, bị cáo trong một vụ án thì phải áp dụng biện pháp ngăn chặn; quan niệm như vậy có đúng không cũng cần phải thống nhất. Cần hướng dẫn áp dụng thống nhất điều 93 BLTTHS về mức tiền phải đặt, thẩm quyền và thủ tục sung quỹ Nhà nước số tiền đặt để các cơ quan tiến hành tố tụng không gặp vướng mắc khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này v.v…;

- Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có hướng dẫn thống nhất về trình tự phiên tòa hình sự. Theo quy định của điều 197 BLTTHS thì chủ tọa chịu trách nhiệm điều khiển phiên tòa. Thế nhưng trong thực tiễn, nhiều trường hợp Kiểm sát viên không tuân theo sựđiều khiển của chủ tọa phiên tòa, thực hiện việc xét hỏi, phát biểu không xin phép chủ tọa; thậm chí có khi điều khiển phiên tòa thay cho chủ tọa như nhắc nhở, chấn chỉnh người tham dự phiên tòa, duy trì trật tự phiên tòa v.v…;

- Các cơ quan tiến hành tố tụng cần hướng dẫn cụ thể, thống nhất về một số kỹ năng, thủ tục tố tụng nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cụ thể là:

+ Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa; sự tham gia của người bào chữa vào quá trình tố tụng, nhất là trong giai đoạn điều tra;

+ Hình thức, thủ tục cũng như kỹ năng tiến hành phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm; tăng cường hơn nữa quyền tranh tụng dân chủ của người tham gia tố tụng, nhất là của bị cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

+ Nghiên cứu và hướng dẫn về khả năng có mặt của người bị kết án, người bào chữa của người bị kết án tại các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm để họ phát biểu, trình bày quan điểm của mình trước khi Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Bởi vì, mặc dù khoản 2 điều 282 BLTTHS quy định Tòa án cấp giám đốc

thẩm, tái thẩm có thể triệu tập người bị kết án, người bào chữa đến phiên tòa, thế nhưng trên thực tế do chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, cho nên hầu như chưa có phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nào mà người bị kết án, người bào chữa được triệu tập đến phiên tòa. Điều này, trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến tính đúng đắn, khách quan của quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)