Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 88 - 98)

điu tra, truy t, xét x v án hình s

Pháp luật tố tụng hình sự nước ta, đặc biệt là BLTTHS 2003 quy định rất cụ thể, chặt chẽ trình tự, thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ án hình sựđể đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử khách quan, chính xác, bảo đảm quyền con người nói chung, quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng.

Trong hoạt động điều tra, nhìn chung chất lượng các hoạt động điều tra như khởi tố bị can, thực hiện các biện pháp điều tra, nhất là các biện pháp điều tra liên quan đến cưỡng chế tố tụng luôn được đảm bảo. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can có căn cứ; các thời hạn tố tụng nhìn chung được bảo đảm, ít bị vi phạm; kết thúc điều tra đề nghị truy tố tuyệt đại đa số các trường hợp là có cơ sở… Điều đó được thể hiện trong các con số sau đây: Trong ba năm 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, tỷ lệ người bị bắt, tạm giữ bị chuyển khởi tố bị can luôn chiếm tỷ lệ cao (năm 2007 là 95,2%, năm 2008 là 95,14% và 6 tháng đầu năm 2009 là 93,7%). Số bị can bị Viện kiểm sát truy tố ra trước Tòa án so với số Cơ quan điều tra kết thúc điều tra đề nghị truy tố cũng có tỷ lệ rất cao (năm 2007 là 98,8%, năm 2008 là 98,9% và 6 tháng đầu năm 2009 là 99,1%) [6] [7] [8].

Hoạt động truy tố của Viện kiểm sát các cấp cũng được thực hiện theo đúng các quy định của BLTTHS, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo đảm có hiệu quả quyền con người của bị can. Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; kịp thời hủy bỏ các quyết định trái pháp luật xâm phạm quyền con người của bị can; trả hồ sơđể điều tra bổ sung nhiều vụ án do thiếu chứng cứ hoặc do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra; đình chỉđiều tra đối với nhiều bị can không có tội hoặc miễn trách nhiệm hình sự… Viện kiểm sát đã quyết định trả hồ sơđiều tra bổ sung nhiều vụ án do chưa đủ chứng cứđể buộc tội, phát hiện thêm tội phạm hoặc người phạm tội mới hoặc có vi phạm nghiêm trọng trong điều tra (năm 2004 số vụ án được Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung là 1.514, năm 2005 là 3.327, năm 2006 là 3.485, năm 2007 là 3.546, năm 2008 là 2.772 và 6 tháng đầu năm 2009 là 1.141). Trong khi thực hiện chức năng buộc tội của mình, Viện kiểm sát cũng đã mạnh dạn đình chỉ điều tra đối với nhiều bị can theo quy định của BLTTHS (năm 2004 số bị can được Viện kiểm sát đình chỉ điều tra là 1.531/82.675 bị can do Viện kiểm sát thụ lý, năm 2005 là 1.119/85.648, năm 2006 là 1.249/102.987, năm 2007 là 1.147/107.379, năm 2008 là 998/104.948 và 6 tháng đầu năm 2009 là 463/55.533) [6] [7] [8].

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nhìn chung các Tòa án đã thực hiện tốt các thủ tục, quyền hạn mà BLTTHS quy định. Việc bảo đảm quyền bào chữa nhìn chung được thực hiện tốt: đảm bảo tốt thời hạn chuẩn bị xét xử, không có tình trạng Tòa án gây khó dễ cho luật sư trong thực hiện các quyền tố tụng quy định như nghiên cứu hồ sơ, tiếp xúc với bị can, bị cáo, đưa ra các yêu cầu, thực hiện tốt quyền hạn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử như đình chỉ vụ án, trả hồ sơđểđiều tra bổ sung… Đặc biệt, theo thống kê của các cơ quan có thẩm quyền, hàng năm có khoảng 4% - 5% số vụ án được các Tòa án trả hồ sơđể điều tra bổ sung; trong đó phần lớn là thiếu các chứng cứ buộc tội, gây bất lợi cho bị can theo quyết định truy tố của Viện kiểm sát.

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa nhìn chung được thực hiện tốt theo đúng quy định của BLTTHS, thể hiện chủ trương cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW như bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án; tăng cường tranh tụng tại phiên tòa; người tham gia tố tụng, nhất là bị cáo được đảm bảo thực hiện các quyền tố tụng được quy định; bản án, quyết định của Tòa án được xuất phát từ kết quả xét xử tại phiên tòa v.v…

Để đảm bảo thực hiện tốt các thủ tục quy định, trong thủ tục bắt đầu phiên tòa các Tòa án đã chú trọng tới việc xét xử có mặt bị cáo và đương sự; giải thích quyền và nghĩa vụ cũng như thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người tham gia tố tụng; đáp ứng các yêu cầu của người tham gia tố tụng về việc xem xét thêm chứng cứ, triệu tập thêm người làm chứng; hoãn phiên tòa để đảm bảo cho người bào chữa có mặt bào chữa cho bị can, bị cáo v.v…

Trong giai đoạn xét hỏi, người tham gia tố tụng, đặc biệt là bị cáo đã được tạo điều kiện để trình bày đầy đủ về các tình tiết của vụ án. Tình trạng dụ cung, mớm cung đã được hạn chế. Việc công bố lời khai tại Cơ quan điều tra đã được thực hiện đúng theo quy định của điều 208 BLTTHS, tức là Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử chỉ công bố lời khai tại Cơ quan điều tra khi bị cáo không khai báo hoặc lời khai tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai tại Cơ quan điều tra. Việc thực hiện điều 214 BLTTHS cũng đã có nhiều tiến bộ; các tài liệu của vụ án, các nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức mà Hội đồng xét xử dùng làm căn cứ cho bản án, quyết định đều được công bố trong quá trình xét hỏi; người tham gia tố tụng, nhất là người bào chữa có nhiều nhận xét về kết luận giám định, hỏi giám định viên về kết luận giám định… Những vấn đềđược thực hiện đó thể hiện cụ thể của việc đảm bảo quyền con người của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc bảo đảm các quyền con người của bị cáo trong xét xử vụ án hình sựđược thể hiện rõ nhất trong thực tiễn tranh luận tại phiên tòa. Tinh thần đổi mới, cải cách tư pháp, tăng cường tranh tụng dân chủ tại phiên tòa mà BLTTHS đã ghi nhận đã được thực hiện tương đối đầy đủ trong thực tiễn xét xử của các Tòa án. Chủ tọa phiên tòa đã chú trọng hơn tới việc yêu cầu Kiểm sát

viên thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát qua kết quả xét hỏi công khai tại phiên tòa, đối đáp có lập luận với tất cả các ý kiến của người bào chữa, bị cáo và người tham gia tố tụng khác; tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến mà không hạn chế về thời gian, về số lần tranh luận để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng được thể hiện rõ nét trong văn hóa xét xử tại phiên tòa. Các Tòa án đã thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về trang phục của bị cáo tại phiên tòa; các bị cáo bị tạm giam không phải mặc đồng phục phạm nhân. Việc xưng hô tại phiên tòa đã có tiến bộ đáng kể; các đại từ mang tính mạt sát, coi thường như “y”, “thị”, “đồng bọn”… cơ bản đã được bãi bỏ và thay vào đó là các thuật ngữ pháp lý theo địa vị tố tụng (bị cáo, người bị hại, người làm chứng…) hoặc theo phong tục giao lưu thông thường (anh, chị, ông, bà). Thái độ của những người tiến hành tố tụng trong điều khiển, xét hỏi, tranh luận nhìn chung được thực hiện theo mực thước văn hóa pháp lý, phù hợp với truyền thống dân tộc. Tình trạng quát nạt, mạt sát, hù doạ bị cáo, người tham gia tố tụng càng ngày càng được hạn chế.

Cùng với những ưu điểm trên, từ góc độ tôn trọng và bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, theo chúng tôi, trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự còn có những hạn chế và bất cập sau đây:

- Th nht, vẫn còn những trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội hoặc chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của khoản 1 điều 104 BLTTHS thì khi có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự.Và trong quá trình tố tụng nếu có căn cứ thì quyết định đình chỉđiều tra. Đó là điều bình thường.

Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sựđối với một người thì lại khác. Khoản 1 điều 126 BLTTHS quy định khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì mới ra quyết định khởi tố bị can; điều 2 BLHS quy định chỉ một người thực hiện hành vi được BLHS quy định là tội phạm thì mới phải

chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, một người bị khởi tố bị can, bị kết tội bằng một bản án không có căn cứ, phải chịu biện pháp trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn quy định hoặc trái với quy định của pháp luật là đã có sự vi phạm quyền con người.

Bng 2: Tình hình đình ch và tuyên không có ti Năm S b can CQĐT đình chS b can VKS đình chS b cáo TA đình chS b cáo TA tuyên không có ti 2004 1584 1531 360 37 2005 1718 1119 309 33 2006 1845 1249 433 26 2007 1835 1147 420 58 2008 1694 998 439 53 6 tháng đầu năm 2009 919 463 213 6

Ngun: Báo cáo thng kê ca Vin kim sát nhân dân ti cao

Theo bảng trên, chúng ta thấy mặc dù các vụ án hình sựđược giải quyết qua từng giai đoạn tố tụng khác nhau, có sự chếước lẫn nhau và càng đến giai đoạn tố tụng sau thì càng ít, nhưng số vụ án bịđình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không có tội vẫn xảy ra. Đấy là chưa nói, trong quá trình xét xử phúc thẩm, tỷ lệ các bị cáo được cấp phúc thẩm giảm hình phạt mà không phải do có tình tiết mới cũng không phải là ít; theo chúng tôi, đó cũng là vi phạm quyền con người của bị cáo.

- Th hai, Chưa phân định rõ chức năng tố tụng trong quá trình tố tụng như quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử, quyết định của Tòa án trả hồ sơđiều tra bổ sung, hạn chế việc tranh tụng trong quá trình tố tụng nói chung, trong xét xử vụ án hình sự nói riêng. Cụ thể là:

+ Việc khởi tố vụ án của Tòa án thiếu hiệu quả. Mặc dù theo quy định của điều 104 BLTTHS, Tòa án có thẩm quyền khởi tố vụ án mà không có thẩm quyền

khởi tố bị can. Tuy nhiên, trong các quyết định khởi tố vụ án đều ghi để điều tra hành vi phạm tội của người cụ thể; tức đã hướng sự buộc tội vào con người cụ thể. Điều đó là trái chức năng của Tòa án. Qua khảo sát của chúng tôi, hầu hết các vụ án mà Tòa án các cấp khởi tố qua xét xử vụ án hình sựđều được Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đình chỉ;

+ Hiệu quả của việc trả hồ sơđiều tra bổ sung của Tòa án còn rất thấp. Nhiều Tòa án lạm dụng quy định này để giải quyết các vấn đề khác như để bảo đảm thời hạn tố tụng, là xuất phát điểm của mối quan hệ không tốt giữa hai cơ quan; nhiều trường hợp Viện kiểm sát không tiến hành điều tra bổ sung nhưng Tòa án vẫn xét xửđược;

+ Chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát còn những hạn chế nhất định. Hàng năm, số vụ án được Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung vẫn lớn và chưa có chiều hướng giảm (số vụ án Tòa án trả hồ sơđiều tra bổ sung năm 2004 là 1.867, năm 2005 là 1.941, năm 2006 là 3.465, năm 2007 là 3.665, năm 2008 là 2.702 và sáu tháng đầu năm 2009 là 1.162).

Đặc biệt, chất lượng hoạt động buộc tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong xét hỏi, trong tranh luận để bảo vệ sự buộc tội; nhiều khi những nhiệm vụ này lại do Hội đồng xét xử thực hiện. Bởi vì, khi Viện kiểm sát hạn chế trong bảo vệ sự buộc tội mà Tòa án chỉ ra bản án trên cơ sở buộc tội tại phiên tòa thì sẽ dễ dẫn đến bỏ lọt tội phạm; nhưng nếu Tòa án “lấn sân” Viện kiểm sát thì sẽ dễ dẫn đến xâm phạm quyền con người của bị cáo. Trong Báo cáo thẩm tra báo cáo công tác của Chánh án TAND tối cao, của Viện trưởng VKSND tối cao… của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tại kỳ họp thứ II Quốc hội khóa 12 đã có nhận xét rằng “Nhiều trường hợp Kiểm sát viên còn bị động khi luận tội, tranh luận, cá biệt có trường hợp Kiểm sát viên cấp tỉnh thực hiện quyền công tố theo ủy quyền của VKSND tối cao do không nắm vững hồ sơ vụ án nên lúng túng khi tranh luận, không bảo vệđược quan điểm truy tố” [9].

- Th ba, còn có những vi phạm trong bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; nhất là quyền được nhờ người khác bào chữa. Vi phạm quyền bào chữa của

bị can, bị cáo là vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng. Vi phạm này thể hiện cụ thể ở nhiều dạng khác nhau như:

+ Cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là Cơ quan điều tra ngại sự có mặt người bào chữa trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, còn có những trường hợp gây khó khăn cho người bào chữa trong việc thực hiện nhiệm vụ bào chữa của mình. Các vi phạm phổ biến là gây khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa, trong việc tiếp xúc với bị can, bị cáo, trong việc có mặt trong các cuộc hỏi cung bị can, trong việc nghiên cứu và ghi chép hồ sơ, tài liệu của vụ án;

+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can người chưa thành niên, cho bị can bị khởi tố, truy tố về tội có khung hình phạt tử hình. Trong nhiều trường hợp, Tòa án lại không coi đó là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng để trả hồ sơđiều tra bổ sung. Sở dĩ như vậy là vì một số Tòa án cho rằng các vi phạm này trong các giai đoạn điều tra, truy tố không phải là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; một số khác quan niệm rằng chỉ cần Tòa án bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo là đủ mà không cần trả hồ sơ điều tra bổ sung. Các quan niệm trên đều không chính xác. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước ta trước khi ban hành BLTTHS 1988, thì chỉ Tòa án mới phải có trách nhiệm chỉ định người bào chữa trong trường hợp bị can, bị cáo chưa thành niên, bị cáo có thể bị xử phạt tử hình. Vì vậy, nếu Tòa án không chỉ định người bào chữa cho bị cáo là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; còn Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không có trách nhiệm này. Thế nhưng BLTTHS 1988 (điều 37) và BLTTHS 2003 (điều 57) quy định cả Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều có trách nhiệm yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo và người bào chữa có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Vì thế cho nên, việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Uỷ ban cử người bào chữa cho thành viên của mình là vi phạm

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 88 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)