KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 53 - 55)

Quyền con người là sự thống nhất biện chứng giữa “quyền tự nhiên” và “quyền xã hội”, tất yếu cần được pháp luật bảo vệ. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền con người là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người là một trong những đặc tính quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn coi con người là vị trí trung tâm trong mọi chính sách kinh tế, xã hội và tạo mọi điều kiện để con người phát triển. Nhà nước bảo đảm thực hiện quyền con người bằng các biện pháp liên quan đến hoạt động lập pháp và hoạt động thi hành pháp luật của Nhà nước, các biện pháp liên quan đến chếđộ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức trong việc bảo vệ các quyền con người, các biện pháp xử lý vi phạm quyền con người, các biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà nước.

Tố tụng hình sự là hoạt động đặc biệt liên quan đến việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, liên quan đến việc phát hiện, xử lý hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm và xử phạt người phạm tội. Bởi vậy, hoạt động tố tụng hình sự liên quan rất lớn tới việc bảo đảm quyền con người nói chung, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng.

Trong tố tụng hình sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người tham gia tố tụng có vị trí trung tâm trong quá trình giải quyết vụ án. Họ là người bị cơ quan tiến hành tố tụng coi là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm. Tùy theo giai đoạn tố tụng khác nhau mà tên gọi cũng nhưđịa vị pháp lý của người đó cũng khác nhau.

Từ góc độ bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, những vấn đề quan trọng, có tính quyết định ở chỗ: 1/ Xác định đầy đủ, chính xác địa vị tố tụng (quyền và nghĩa vụ tố tụng) của các chủ thể tố tụng hình sự; 2/ Xác định hợp lý sự cần thiết và mức độ sử dụng các biện pháp cưỡng chế tố

tụng, nhất là các biện pháp ngăn chặn; 3/ Quy định các nguyên tắc và thủ tục tố tụng hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm quyền con người nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của tố tụng hình sự và 4/ Quy định đầy đủ, rõ ràng quyền khiếu nại, tố cáo của họđối với các hành vi vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự là cần tập trung phân tích các quy định của BLTTHS và thực hiện các quy định đó trên thực tế các nội dung cơ bản là: 1/ Nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản tố tụng hình sự liên quan đến bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự; 2/ Nghiên cứu địa vị tố tụng của người tiến hành tố tụng và người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự; 3/ Nghiên cứu về chứng cứ và quá trình chứng minh trong tố tụng hình sựđểđảm bảo tính chính xác, khách quan của quá trình tố tụng; 4/ Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; 5/ Nghiên cứu các thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; 6/ Nghiên cứu các quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.

Chương 2

THC TRNG BO ĐẢM QUYN CON NGƯỜI

CA NGƯỜI B TM GI, B CAN, B CÁO TRONG T TNG

HÌNH S VIT NAM VÀ PHÁP LUT QUC T

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 53 - 55)