Tốt ụng hình sự và các đặc điểm của bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 36)

1.2.1. T tng hình s và các đặc đim ca bo đảm quyn con người trong t tng hình strong t tng hình s

Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan Nhà nước khác và các tổ chức xã hội để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Hay nói cách khác, tố tụng hình sự là hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, hoạt động truy tố người phạm tội ra trước tòa án của Viện kiểm sát, hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án và hoạt động thi hành bản án, quyết định bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án [59, tr.786].

Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra và Điều tra viên, Viện kiểm sát và Kiểm sát viên, Tòa án và Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm; nhưng tham gia vào quá trình tố tụng hình sự còn những người tham gia tố tụng khác mà quyền và lợi ích của họ có liên quan đến vụ án hoặc đến quá trình tố tụng như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng v.v…

Như vậy, theo chúng tôi, từ góc độ bảo đảm quyền con người, hoạt động tố tụng hình sự có những đặc điểm sau đây:

- Thứ nhất, hoạt động tố tụng hình sự chỉ phát sinh khi có hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm được thực hiện. Khi một hành vi nguy hiểm được thực hiện có dấu hiệu của tội phạm thì vụ án phải được khởi tố để điều tra. Nếu kết quả điều tra cho thấy không có hành vi phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm thì vụ án phải được đình chỉ; tức quá trình tố tụng đối với vụ án không còn cơ sở tiến hành;

- Thứ hai, một người chỉ có thể bị khởi tố bị can khi xác định được rằng họ đã thực hiện hành vi có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm và hành vi đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Xuất phát từ bản chất pháp lý của hoạt động tố tụng mà căn cứ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can khác nhau. Theo quy định của BLTTHS thì căn cứ khởi tố vụ án hình sự là chỉ khi “có dấu hiệu của tội phạm” (mà không cần đầy đủ); bởi vì quyết định khởi tố vụ án hình sự chưa hướng sự buộc tội vào người cụ thể nào, mà chỉ tạo cơ sở pháp lý để tiến hành các biện pháp điều tra theo luật tố tụng hình sự. Còn căn cứ khởi tố bị can phải là “có đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm”. Bởi vì, khi người tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố bị can là đã thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sựđối với một người cụ thể; quyết định đó ảnh hưởng rất lớn đến quyền, lợi ích của người bị khởi tố;

- Thứ ba, tố tụng hình sự là hoạt động phát hiện và xử lý hành vi nguy hiểm cao cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, hoạt động tố tụng gắn

liền chặt chẽ với quyền con người. Đểđạt được mục đích phát hiện, điều tra, xử lý chính xác, khách quan tội phạm và người phạm tội, Nhà nước bất đắc dĩ phải ban hành một số quy định hạn chế quyền con người của công dân nói chung, người tham gia tố tụng nói riêng. Quyền con người trong tố tụng hình sự gắn rất chặt chẽ với các biện pháp cưỡng chếđược quy định và áp dụng trong tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, các hạn chế, các biện pháp cưỡng chế cần được quy định và thực hiện chỉở mức độ cần và đủ để phát hiện, xử lý tội phạm, người phạm tội mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người. Điều đó có nghĩa rằng:

a/ Biện pháp cưỡng chế tố tụng liên quan đến quyền con người được quy định hoặc thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết mà thiếu nó cơ quan, người tiến hành tố tụng không thể hoàn thành việc xác định sự thật khách quan của vụ án, ngăn chặn tội phạm. Ví dụ: Theo quy định của điều 79 BLTTHS thì căn cứ chung của biện pháp ngăn chặn là khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội cũng nhưđể bảo đảm thi hành án. Vì thế cho nên, khi không có các căn cứđó (tức khi bị can, bị cáo không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, không tiếp tục phạm tội cũng như khi không áp dụng biện pháp ngăn chặn mà cũng có thể thi hành án) thì không được áp dụng biện pháp ngăn chặn. Một điều chúng tôi thấy cần phải được khẳng định về mặt lý luận là các căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn cụ thể phải được quy định xuất phát từ căn cứ chung của biện pháp ngăn chặn;

b/ Đồng thời, khi biện pháp cưỡng chế tố tụng đã được áp dụng trở nên không cần thiết nữa thì cần phải được hủy bỏ. Không nhất thiết là nếu bị can đã bị tạm giam trong giai đoạn điều tra thì tất yếu là phải được tiếp tục tạm giam trong giai đoạn truy tố hoặc xét xử. Ví dụ: bị can bị tạm giam do có căn cứ là nếu không áp dụng tạm giam bị can sẽ gây khó khăn cho việc điều tra (thông cung, mua chuộc, khống chế người làm chứng…), khi việc điều tra đã hoàn thành, tội phạm đã được chứng minh đầy đủ, khách quan thì căn cứ áp dụng tạm giam đã mất đi, do đó cơ quan tiến hành tố tụng phải hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp tạm giam đã áp dụng. Để làm được điều này, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành

tố tụng phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp, sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng (điều 4 BLTTHS). Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong tố tụng hình sựđể bảo đảm quyền con người;

c/ Các biện pháp cưỡng chế tố tụng hạn chế quyền con người cần được áp dụng ở mức “cần và đủ” để đạt được mục đích đặt ra. Việc lạm dụng áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là một trong những biểu hiện phổ biến của vi phạm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sựở nước ta.

Việc xác định mức độ đủ của các biện pháp tố tụng được thực hiện thường xuất phát từ thực tế hành vi phạm tội được thực hiện, nhân thân đối tượng được áp dụng cũng như căn cứ áp dụng biện pháp đó.Ví dụ: để ngăn chặn tội phạm, không để bị can tiếp tục phạm tội thì cần áp dụng biện pháp tạm giam đối với người đó. Còn trong trường hợp căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn là có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử thì có thể áp dụng các biện pháp khác nhau: nếu bị can có khả năng thông cung, hủy bỏ chứng cứ, khống chế người bị hại, người làm chứng… thì có thể áp dụng biện pháp tạm giam; nhưng nếu chỉ gây khó khăn ở hình thức không có mặt khi được triệu tập thì chỉ cần áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh là đủ.

Vì vậy, trong tố tụng hình sự nhiệm vụ không để lọt tội phạm phải đi liền với không làm oan người không có tội; nhiệm vụ phát hiện xử lý tội phạm phải đi liền với việc bảo đảm quyền con người. Hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện trên cơ sở coi trọng các yếu tố đó; bỏ qua hoặc coi nhẹ yếu tố này hay yếu tố khác nói trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đạt được mục đích tố tụng. Nếu muốn chứng minh tội phạm, xử lý tội phạm bằng bất cứ giá nào thì dễ dẫn đến vi phạm quyền con người; ngược lại nếu quá chú ý đến việc bảo đảm quyền con người thái quá mà không mạnh dạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng để phát hiện, chứng minh tội phạm thì sẽ làm cho hoạt động tố tụng thiếu hiệu quả, không thể phát hiện, xử lý kịp thời người phạm tội, thậm chí bỏ lọt tội phạm v.v…

- Thứ tư, việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sựđược thực hiện thông qua các biện pháp khác nhau, nhưng tập trung ở biện pháp xây dựng và hoàn thiện các quy định của BLTTHS cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đó trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Phải nói rằng, tuyệt đại đa số các quy định của BLTTHS ở mức độ này hay mức độ khác đều đã thể hiện quan điểm bảo đảm quyền con người của Nhà nước ta trong hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, quan điểm bảo đảm quyền con người được thể hiện tập trung, đầy đủ trong các chếđịnh tố tụng sau đây:

+ Chếđịnh nhiệm vụ của BLTTHS;

+ Chếđịnh về những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự;

+ Chế định về cơ quan và người tiến hành tố tụng, chế định người tham gia tố tụng;

+ Chếđịnh về các biện pháp ngăn chặn;

+ Các quy định về các biện pháp tố tụng, các thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án;

+ Chếđịnh về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự;

+ Quy định về chế tài tố tụng đối với việc vi phạm tố tụng liên quan đến việc bảo đảm quyền con người.

Cùng với việc xây dựng, ban hành đầy đủ, minh bạch, có tính khả thi cao các quy định liên quan, việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đó cũng là một trong những mặt quan trọng, quyết định liên quan đến bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự. Các vi phạm pháp luật tố tụng trong việc bảo đảm quyền con người cần được phát hiện xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật bằng các chế tài khác nhau: chế tài tố tụng (hủy bỏđể thực hiện lại các hành vi, quyết định tố tụng vi phạm quyền con người), chế tài kỷ luật, chế tài hành chính, dân sự hay hình sự. Để quan điểm về bảo đảm quyền con người được thực hiện có hiệu quả, cần đồng thời thực hiện tốt các lĩnh vực hoạt động Nhà nước nói trên.

1.2.2. Người b tm gi, b can, b cáo và bo đảm quyn con người ca các ch th này trong t tng hình s

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)