2. Tổng quan tài liệu
2.5. Vấn đề bón phân cân đối cho lúa
2.5.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cân đối cho lúa
Bón phân cân đối cho cây trồng là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh d−ỡng cần thiết, đủ về liều l−ợng, với tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối t−ợng, đất và mùa vụ cụ thể để đảm bảo năng suất, phẩm chất cây trồng cao, hiệu quả phân bón cao đồng thời không gây hại với môi tr−ờng. Trong thực tiễn sản xuất, bón phân cân đối là bón cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, cân đối giữa các yếu tố dinh d−ỡng khoáng để vừa đảm bảo cung cấp dinh d−ỡng cho cây đạt năng suất cao phẩm chất tốt với hiệu quả phân bón cao vừa ổn định và làm tăng hàm l−ợng dinh d−ỡng và mùn trong đất.
Bón phân cân đối phải tuân thủ các định luật, các yếu tố chi phối đến việc bón phân cân đối.
- Định luật trả lại: Phải trả lại tất cả các yếu tốt dinh d−ỡng mà cây trồng lấy đi, cũng nh− các yếu tố bị mất trong quá trình bay hơi, rửa trôi.
- Định luật tối thiểu: Bón phân theo yếu tố có hàm l−ợng dễ tiêu ít nhất
trong đất so với yêu cầu của cây.
- Định luật bón phân cân đối: Bằng phân bón con ng−ời phải trả lại tất
cả mọi sự mất cân bằng các nguyên tố khoáng có trong đất để tạo cho cây
trồng có năng suất cao với chất l−ợng sinh học cao.
Muốn xây dựng đ−ợc một chế độ bón phân cân đối phải dựa trên cơ sở hiểu biết sinh lý cây trồng, kết hợp phân tích đất, phân tích cây cũng nh− năng suất, dinh d−ỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, khả năng cung cấp dinh d−ỡng cho cây trồng từ đất và l−ợng phân bón vào. Cùng với sự tăng năng suất
thì l−ợng hút tất cả các nguyên tố dinh d−ỡng cần thiết cũng gia tăng theo, do đó đòi hỏi phải bón phân lân cân đối theo mức năng suất của cây. Tác hại của việc bón phân không cân đối cho lúa là làm giảm năng suất lúa và chất l−ợng gạo, đồng thời còn làm nguy hại tới môi tr−ờng.
Bón phân cân đối sẽ làm tăng hiệu lực của các loại phân bón và làm tăng năng suất lúa. Theo Lê Văn Căn (1968) trên đất phù sa phải bón phân kali đi đôi với l−ợng phân đạm hoá học thì mới tăng c−ờng đ−ợc hiệu lực của phân kali. Nếu tỷ lệ bón N/K mất cân đối dẫn đến việc năng suất thấp, còn khi bón đầy đủ K sẽ làm tỷ lệ N:P:K cân đối hơn do vậy năng suất tăng lên [6].
Bảng 2.3. Bón phân cân đối cho lúa đông xuân
Loại phân bón Loại đất trồng
lúa Phân chuồng
(tấn) N (kg) P2O5 (kg) K2O (kg) Đất phù sa sông Hồng 8 - 10 120 - 130 80 – 90 30 - 60 Đất phù sa sông Cửu Long Không bón 100 - 120 20 – 30 0 - 30 Đất chua mặn miền Bắc 8 - 10 80 - 90 80 – 90 Không bón Đất chua mặn
miền Nam Không bón 80 - 90 30 – 40 Không bón
Đất bạc màu
miền Bắc 8 - 10 90 - 100 60 – 70 90 - 100
Đất bạc màu
miền Nam Không bón 90 - 100 30 – 40 60 - 70
Để định l−ợng đ−ợc phân bón cân đối, ngoài những căn cứ nêu trên còn cần phải quan tâm điều chỉnh tuỳ thuộc điều kiện cụ thể. Nh− trong mùa m−a (vụ mùa, hè thu) thì l−ợng phân đạm bón ít hơn trong vụ đông xuân, bón thúc sớm hơn. Trong điều kiện hàm l−ợng kali trong n−ớc t−ới cao thì có thể giảm l−ợng phân kali bón. Nếu là những loại đất nhẹ (nh− đất cát, xám, bạc màu…) cần tăng l−ợng kali bón. Trên đất phèn (chua mặn) thì cần phải bón nhiều lân hơn do đất này nghèo lân, có sự cố định sắt, nhôm di động. Về kỹ thuật bón, với phân hữu cơ thì nên bón lót và bón 1 lần còn phân vô cơ thì cần chia nhỏ làm nhiều lần bón.
Nh− vậy việc bón phân cân đối có vai trò vô cùng quan trọng, nó không những làm tăng năng suất, chất l−ợng của cây trồng mà còn làm tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp, duy trì hoặc cải tạo độ phì đất lâu bền, tránh ph−ơng hại đến môi tr−ờng sinh thái. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh d−ỡng thiết yếu, xúc tiến tác động t−ơng hỗ và loại trừ các tác động đối kháng ra khỏi hệ thống trồng trọt. Bón phân cân đối cũng là sự cần thiết để giữ vững năng suất và lợi nhuận tối −u đồng thời tiết kiệm phân bón và bảo vệ môi tr−ờng.
2.5.2. Đặc điểm đất xám bạc màu
Đất xám bạc màu (X) Haplic Acrisols (Ach) chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá macma axit và đá cát, phân bố tập trung ở đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ; dung trọng 1,30 - 1,50g/cm3; tỷ trọng
2,65 - 2,70 g/cm3; độ xốp 43 - 45%; sức chứa ẩm đồng ruộng 27,0 - 31,0%; độ
ẩm cây héo 5 - 7%; n−ớc hữu hiệu 22 - 24%; độ thấm lớp n−ớc mặt 68 mm/giờ; lớp đất sâu 25 mm/giờ.
Phản ứng của đất chua vừa đến rất chua (pHKCL phổ biến từ 3,0 - 4,5);
nghèo cation kiềm trao đổi (Ca2+ + Mg2+ < 2 me/100 gam đất); độ no bazơ và dung tích hấp thụ thấp; hàm l−ợng mùn tầng đất mặt từ nghèo đến rất nghèo
(0,50 - 1,50%); mức phân giải chất hữu cơ mạnh (C/N < 10); các chất dinh d−ỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo.
Đất xám bạc màu có nh−ợc điểm là chua, nghèo dinh d−ỡng, th−ờng bị khô hạn và xói mòn mạnh. Tuy nhiên, do ở địa hình bằng, thoải, thoáng khí, thoát n−ớc, đất nhẹ, dễ canh tác nên loại đất này thích hợp với nhu cầu sinh tr−ởng, phát triển của nhiều loại cây trồng nh− khoai lang, sắn, đậu đỗ, rau quả, lúa, cây ăn quả...
2.5.3. Những kết quả nghiên cứu về bón phân cân đối cho lúa
Theo kết quả nghiên cứu của De Datta (1985) thì bón 174 kg đạm làm tăng năng suất lúa 2,9 lần song cũng làm tăng l−ợng hút của lân, kali và l−u huỳnh t−ơng ứng là 2,6; 3,7 và 4,6 lần. Nguyễn Vi, Trần Khải (1978) cho biết trên đất bạc màu bón 150 kgN/ha vẫn còn tăng năng suất tuy vậy bón ở mức 120 kg N/ha là có hiệu quả cao nhất [42]. Theo Nguyễn Văn Bộ; E. Mutert; Nguyễn Trọng Thi [1]: Trên nền phèn nếu không bón lân cây chỉ hút đ−ợc 40 - 50 kg N/ha, song bón lân đ làm cây hút đ−ợc 120 - 130 kg N/ha. Điều đó cho thấy cây trồng cần cả 3 yếu tố đạm, lân, kali và nếu chúng ta sử dụng đúng tỷ lệ thích hợp sẽ cho năng suất cao. Theo Hoàng Thị Minh (1996), sự cân đối giữa các chất dinh d−ỡng là rất quan trọng vì sự mất cân đối giữa các yếu tố sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đến cây trồng [51]. Vì vậy tìm ra tỷ lệ bón phân cân đối các loại phân cho lúa là yếu tố quan trọng nhằm tăng năng suất cây trồng và đạt đ−ợc hiệu quả sử dụng phân bón cao.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tỷ lệ N: K, theo các tác giả n−ớc ngoài thì tỷ lệ này là 1:1 hay 2:2,5 tuỳ theo từng loại đất [53]. Nh− vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ N: P: K bón cho lúa là khác nhau trên các loại đất khác nhau.
Vì vậy, hiệu suất của phân bón cũng phụ thuộc vào giống lúa, các giống lúa cổ truyền có nhu cầu N, P, K rất thấp do đó mà hiệu lực của phân cũng rất thấp. Nh−ng ngày nay trồng những giống lúa mới, những giống ngắn ngày cho năng suất cao, nên có nhu cầu N, P, K cao, do đó mà hiệu lực phân bón cũng
rất cao. Khi cấy mà bón với l−ợng phân càng lớn thì càng cho năng suất cao vì đất xám bạc màu nói chung có hiệu quả sử dụng phân bón là cao.
Kết quả nghiên cứu bón các loại phân N, P, K cho lúa trên đất đất bạc màu ở ĐBSH rất đa dạng và phong phú cả về số l−ợng, thời gian và mùa vụ. Các kết quả này đ đ−ợc tập hợp trong nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là các công trình tổng kết các kết quả nghiên cứu của tr−ờng Đại học Nông nghiệp I (2000) Nguyễn Xuân Tr−ờng (2000), Nguyễn Văn Bộ (2003), Viện Thổ nh−ỡng - Nông hoá (2005), Nguyễn Nh− Hà (2006).
Bảng 2.4. Kết quả tổng hợp về l−ợng N, P, K bón cho lúa trên đất bạc màu L−ợng phân bón (kg/ha) Vụ xuân Vụ mùa Tác giả N P2O5 K2O N P2O5 K2O Nguyễn Xuân Tr−ờng 90-120 60-80 80 80-100 40-60 30-50 Tr−ờng ĐHNN I 120 90 60 80-100 Viện TN – NH 80-100 60-80 60-90 70-90 55-75 55-70 Nguyễn Văn Bộ 90-100 60-70 90-100 60-70 50-60 60-70 Nguyễn Nh− Hà 80-120 60-90 60-100 60-100 40-75 30-70 Tổng hợp 100 75 75 80 60 60 (Nguồn: Nguyễn Nh− Hà. 2008)
Từ các kết quả tổng hợp bảng 2.4 cho thấy, với các giống lúa và trình độ thâm canh hiện tại trên đất bạc màu, l−ợng N, P, K thích hợp bón cho lúa ở vụ xuân dao động từ 80 - 120 kg N/ha, 60 - 90 kg P2O5/ha, 60 - 100 kg K2O/ha; ở vụ mùa dao động từ 60 - 100 kg N/ha, 40 - 75 kg P2O5/ha, 30 - 70
kg K2O/ha. Từ đây có thể thấy mức đ−ợc thống nhất cho là thích hợp là 100
kg N/ha; 75 kg P2O5/ha; 75 kg Đây là l−ợng phân N, P, K bón thích hợp nhất
Nghiên cứu về bón các loại phân Ca, Mg, S, Si cho lúa tuy ch−a nhiều, nh−ng cũng đ có những kết quả chỉ ra l−ợng cần bón các chất trên trong trồng lúa. Bên cạnh những khuyến cáo của Mineev, T.Dierolf về bón S, Mg cho lúa nói chung, nghiên cứu của Bùi Thế Vĩnh (1996), Nguyễn Xuân Tr−ờng (2002), Viện TN-NH (2005) và Nguyễn Tr−ờng Sơn (2005) cho thấy: Trên đất bạc màu, muốn trồng lúa đạt năng suất cao cần bón phân cân đối theo yêu cầu của cây không chỉ các chất N, P, K mà cả các chất S, Ca, Mg, Si.
Bảng 2.5. Kết quả tổng hợp về l−ợng Ca, Mg, S, Si bón cho lúa
L−ợng phân bón (kg/ha) Tác giả CaO MgO S Si Nguyễn Xuân Tr−ờng 160-180 30-40 30-40 T.Dierolf 10-20 10-20 Mineev 30-40 50-60 Nguyễn Nh− Hà 100-150 Nguyễn Tr−ờng Sơn 50-100
Lê Văn Căn 115
Viện TN-NH 200 40 33
Tổng hợp 100-180 20-40 10-30 50-75
(Nguồn: Nguyễn Nh− Hà. 2008)
Từ những kết quả tổng hợp trên cho thấy nên bón cho lúa trên đất bạc
màu (1ha): 20 - 30 kg S, 160 - 180 kg CaO, 30 - 40 kg MgO, 60 - 75kg SiO2,
trên đất phù sa: 10 - 20 kg S, 20 - 30 kg MgO, 50 - 65 kg SiO2, 100 - 140kg
CaO/ha. Tuy nhiên những kết quả này cần đ−ợc khẳng định thêm trong thực tế đồng ruộng để áp dụng phù hợp cho mỗi địa ph−ơng..