Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai 4 giống (402 x c22) và 5 giồng (402 x CA) tại cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao (Trang 43 - 45)

- Đực lai 402: đ−ợc tạo ra từ hai giống Yorshire (L11) và Pietrain (L64) Lợn có lông da màu trắng, mình dài, mông vai nở, bốn chân vững chắc.

4.Kết quả và thảo luận

4.1. Các nhân tố cố định di truyền và ngoại cảnh ảnh h−ởng đến một số tính trạng sinh tr−ởng và cho thịt h−ởng đến một số tính trạng sinh tr−ởng và cho thịt của lợn lai 4 giống (C22 x 402) và 5 giống (CA x 402)

Qua tổng hợp các nghiên cứu cho thấy, hầu hết các tính trạng về khả năng sinh tr−ởng và cho thịt của lợn là những tính trạng số l−ợng chịu ảnh h−ởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Trong phạm vi đề tài , chúng tôi lựa chọn các nhân tố cố định di truyền và ngoại cảnh là giống, tính biệt và mùa vụ (đợt nuôi) để nghiên cứu mức độ ảnh h−ởng của chúng đến một số tính trạng về sinh tr−ởng và cho thịt của các tổ hợp lợn lai 4 giống và 5 giống nuôi tại Cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao Bãi Đu, xã Quảng Thành, Thành phố Thanh Hóa. Kết quả phân tích xác định mức độ ảnh h−ởng của các nhân tố cố định này của các tổ hợp lai 4 giống và 5 giống đ−ợc thể hiện ở bảng 4.1.

- ảnh h−ởng của yếu tố giống đến khả năng sinh tr−ởng và cho thịt của các tổ hợp lai

Khi nhân tố cố định là nhóm giống đ−ợc đ−a vào mô hình toán học để phân tích thì kết quả cho thấy nhân tố cố định nhóm giống ảnh h−ởng đến tính trạng tăng khối l−ợng của các tổ hợp lợn lai biểu hiện mức độ sai khác rất rõ rệt (P < 0,001). Chỉ có khối l−ợng bắt đầu nuôi thí nghiệm là không có sự sai khác (P > 0,05) là do ph−ơng pháp bố trí thí nghiệm. Điều này cho thấy nhân tố di truyền nhóm giống đóng một vai trò quan trọng trong công tác giống để nâng cao tính trạng tăng khối l−ợng. Kết quả này phù hợp với kết luận của Nguyễn Văn Đức (1997) [47], Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2002) [11] cho biết phần lớn các tính trạng sản xuất chịu ảnh h−ởng rõ rệt bởi nhân tố giống.

Bảng 4.1. Các yếu tố ảnh h−ởng đến khả năng sinh tr−ởng và cho thịt của lợn lai 4 và 5 giống.

Các chỉ tiêu Tổ hợp

lai Tính biệt

Mùa vụ (Đợt nuôi) Các chỉ tiêu nuôi vỗ béo (n =400)

Tuổi bắt đầu nuôi thí nghiệm *** NS NS Khối l−ợng bắt đầu nuôi thí nghiệm NS NS NS

Tuổi kết thúc thí nghiệm *** *** NS

Khối l−ợng kết thúc nuôi thí nghiệm *** NS ***

Tăng trọng/ngày kiểm tra *** *** ***

Tăng trọng/ngày qua các tháng nuôi *** *** *** Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng *** *** NS

Các chỉ tiêu thân thịt(n=120) Khối l−ợng thịt móc hàm *** *** NS Tỷ lệ móc hàm *** *** NS Độ dày mỡ l−ng *** *** NS Dài thân thịt *** NS NS Tỉ lệ nạc *** *** NS

Diện tích cơ thăn *** *** NS

Các chỉ tiêu chất l−ợng thịt

Tỉ lệ mất n−ớc 24 giờ *** *** NS

pH 45 phút * NS NS

pH 24giờ *** NS NS

Mức độ sai khác: *** có nghĩa P < 0,001; ** có nghĩa P < 0,01; * có nghĩa P < 0,05 và NS là không có ý nghĩa.

Yếu tố cố định về giống cũng có ảnh h−ởng rõ rệt đến tính trạng tiêu tốn thức ăn ở các tổ hợp lai. Nh− vậy, cũng giống nh− tính trạng tăng khối l−ợng, đối với tính trạng tiêu tốn thức ăn, giống đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác chọn lọc giống và việc sử dụng các nhân tố cố định này

hoàn toàn đúng đắn.

Đối với các chỉ tiêu thân thịt và chất l−ợng thịt, yếu tố giống có ảnh h−ởng đến tỷ lệ móc hàm, độ dày mỡ l−ng, dài thân thịt, tỷ lệ nạc diện tích cơ thăn, pH 45 phút, pH 24 giờ và tỷ lệ mất n−ớc. Nh− vậy, giữa các con lai 4 và 5 giống đã có sự sai khác về các chỉ tiêu thu đ−ợc trên thân thịt (P < 0,05). - ảnh h−ởng của yếu tố tính biệt đến khả năng sinh tr−ởng và cho thịt của các tổ hợp lai

Đối với chỉ các chỉ tiêu nuôi vỗ béo, nhân tố tính biệt có biểu hiện ảnh h−ởng đến tính trạng tăng khối l−ợng của hầu hết các tổ hợp lợn lai , thông qua các chỉ tiêu nh− tăng trọng trong thời gian nuôi thí nghiệm, tuổi kết thúc thí nghiệm. Khi phân tích tổng hợp ở 2 tổ hợp lai thì mức độ ảnh h−ởng của nhân tố tính biệt biểu hiện sự sai khác rõ rệt hơn (P < 0,01). Kết quả này trùng hợp với kết luận của các tác giả Ellis và cộng sự (1996) [50]; Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2001) [9]; Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) [14]. Nguyên nhân của sự sai khác này có thể giải thích là lợn đực thiến có khả năng tăng trọng cao hơn so với lợn cái (Savoie và Minvielle, 1988 [93], De Haer và De Vries, 1993 [45] ).

Đối với mức độ tiêu tốn thức ăn, yếu tố tính biệt có ảnh h−ởng rõ rệt (P < 0,01), sự sai khác ở yếu tố tính biệt là do ở đực thiến khả năng tăng trọng cao hơn ở lợn cái, mức độ tiêu tốn thức ăn cũng cao hơn. Điều này cũng đã đ−ợc thông báo trong nghiên cứu mới nhất của Mueller và cộng sự (2006) [79] khi theo dõi trên đối t−ợng lợn đực thiến và cái của giống lợn Pietrain.

Tính biệt có ảnh h−ởng rõ rệt (P < 0,01) đến độ dày mỡ l−ng, tỷ lệ nạc, dài thân thịt, diện tích cơ thăn. Điều này có thể giải thích là ở lợn đực thiến có độ dày mỡ l−ng cao hơn ở con cái (Perez, Desmoulin ,1975[85]), có diện tích cơ thăn và tỉ lệ nạc thấp hơn con cái.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai 4 giống (402 x c22) và 5 giồng (402 x CA) tại cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao (Trang 43 - 45)