Khi các máy điện thoại GSM được thiết kế lần đầu tiên, các chỉ tiêu kỹ thuật của ETSI là đủ tin cậy để xây dựng một hệ thống di động GSM thực tế nhưng lại không có sự đảm bảo đối với các chức năng hoàn hảo. Người ta mong đợi rằng tiêu chuẩn này sẽ phát triển và được cải tiến theo thời gian. Để đối phó với tính không chắc chắn này cách tốt nhất là phải sử dụng một nền tảng xử lý tín hiệu mềm dẻo. May thay, công suất xử lý yêu cầu cho tín hiệu GSM là phù hợp với công nghệ DSP hiện có.
Mô hình kỹ thuật này cho phép các nhà sản xuất nhanh chóng thiết lập việc sản xuất máy cầm tay và quy định các chỉ tiêu kỹ thuật và các vấn đề về triển khai trong môi trường. Phương pháp này có chi phí hiệu quả hơn so với việc tiêu tốn thời gian dài cho các mô phỏng, hoặc qua một số chu kỳ mẫu ASIC.
Hơn nữa, DSP đưa ra một lợi thế lớn khác bằng việc cho phép phân tách các vấn đề nền tảng phần cứng khỏi các vấn đề ứng dụng của GSM. Đó là một lợi thế rõ ràng bởi vì nền phần cứng có thể phát triển một cách độc lập, bằng việc tập hợp nhiều cải tiến từ lượng lớn các ứng dụng vô tuyến liên quan đến kiến trúc, tiết kiệm công suất và tăng độ tin cậy bởi vì phạm vi kiểm tra lớn của nó. Trong thực tế, một sự sửa đổi của một thuật toán modem không yêu cầu kiểm tra toàn bộ phần cứng để chạy lại hay nói cách khác một cải tiến công nghệ phần cứng không yêu cầu việc kiểm tra toàn bộ phần mềm. Trong mô hình phần mềm tập trung cho một modem GSM, hầu hết các vấn đề kết cuối liên quan đến thiết kế phần mềm hay việc thông dịch các đặc tả. Điều này ít nghiêm trọng hơn một vấn đề về phần cứng.
Với 3G, vai trò DSP có thay đổi một chút bởi vì công nghệ hiện có không cho phép hoàn thành việc xử lý tín hiệu trên một thiết bị DSP khả trình. Như đã giải thích ở trên, nhiều bộ đồng xử lý phần cứng phải được thiết kế để bù đắp cho sự thiếu công suất xử lý. Chúng cung cấp một sự cân bằng tốt giữa hiệu năng và sự mềm dẻo, vì vậy sẽ lấp khoảng trống trước khi một giải pháp phần mềm đầy đủ trên DSP xuất hiện.
Để xây dựng một đầu cuối hai chế độ (2G và 3G), có thể xem xét giải pháp “Velcro” bao gồm việc ghép hai đầu cuối chế độ đơn vào cùng một trường hợp, với số lượng móc tối thiểu để cho phép giám sát liên hệ thống. Điều này đơn giản hóa sự tích hợp phần mềm và phần cứng, nhưng giải pháp này không hiệu quả về mặt chi phí.
Một phương pháp tốt hơn là sẽ tích hợp tất cả các thủ tục DSP vào cùng một lõi DSP. Chúng ta gọi giải pháp này là một giải pháp “tích hợp”. Với kết cuối hai chế độ, giải pháp lõi DSP “tích hợp” có một vài ưu điểm:
Sử dụng bộ nhớ hiệu quả: Một hệ thống di động đa chế độ gồm có một hệ thống con bằng phần mềm trên mỗi RAT được hỗ trợ. Mỗi hệ thống con có hai chế độ chính: Chế độ tích cực cho tất cả các hoạt động một chế độ thông thường và một giám sát liên- RAT dành riêng cho phép đo dưới các ràng buộc của các khoảng trống. Tùy theo các hệ thống con và các chế độ được sử dụng, yêu cầu cho bộ nhớ sẵn sàng sẽ thay đổi động. Nếu các bộ đệm đều nằm trong bộ nhớ nội của DSP thì sẽ dễ dàng hơn để quản lý động nó và hạn chế yêu cầu bộ nhớ cực đại. DSP MMU sẽ ngăn chặn sự suy giảm liên hệ thống.
Quản lý công suất hiệu quả: Để giảm sự tiêu thụ công suất, chúng ta cần phải lợi dụng và dự đoán các khoảng thời gian không tích cực thiết bị. Trong một hệ thống đa chế độ hầu hết chương trình lập thời gian biểu là tập trung và điều khiển DSP, lớp quản lý công suất có thể có thông tin chính xác để tắt các thiết bị không sử dụng.
Quản lý luồng bit: Trong một hệ thống đa phương tiện, một yêu cầu quan trọng là việc chuyển đổi của một lượng số liệu lớn. DSP Mega cell đảm nhận yêu cầu này. DSP được tối ưu cho việc chuyển đổi số liệu nhờ các khả năng DMA nhúng của nó và cung cấp tính mềm dẻo trong việc sử dụng các kênh này. Các khả năng như vậy có thể được tận dụng tối đa chỉ bởi một giải pháp hai chế độ tích hợp.
Cơ chế tái đồng bộ: Trong một hệ thống hai chế độ, một hệ thống con tích cực có thể giúp các hệ thống con khác trong chế độ giám sát liên-RAT bằng việc cung cấp cho chúng thông tin về các ô cho khối giám sát. Điều này yêu cầu một kỹ thuật hoán đổi thời gian, và sẽ dễ thực hiện hơn nếu tất cả các thủ tục xử lý tín hiệu đang chạy trên cùng một lõi.
Các chức năng chung: Một vài thủ tục xử lý tín hiệu cần phải được tái thực hiện từ một thuật toán hoặc từ một quan điểm giao diện để có thể sử dụng được bởi các hệ thống con khác, thay vì việc ghi lại toàn bộ các chức năng.
Sự cải tiến trong tương lai: Các ứng dụng được chạy trên một đầu cuối 3G hoặc đầu cuối hai chế độ vẫn thay đổi. Một giải pháp tích hợp sẽ cho phép quản lý các tài nguyên của hệ thống hiệu quả hơn để cung cấp “các ứng dụng thông minh” chưa xuất hiện trên cùng nền tảng đó.
Đồng thời, một giải pháp hai chế độ trung tâm DSP vẫn có các mặt hạn chế. Các ràng buộc trên bộ lập thời gian biểu sẽ làm tăng số lượng các thao tác. Vì vậy, bằng các thao tác hợp nhất từ nhiều hệ thống con sẽ khó đảm bảo việc thực hiện mã hóa đồng thời chính xác và có thể gây ra các tranh chấp tài nguyên rất khó dự đoán trước.