Các cảm biến đo khoảng cách kiểu dòng xoáy 2mm, 5VDC: Tương tự như tất cả các hệ thống nâng bằng từ trường, cơ cấu chấp hành của động cơ điện sử

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng điều khiển các ổ đỡ từ (Trang 87 - 88)

như tất cả các hệ thống nâng bằng từ trường, cơ cấu chấp hành của động cơ điện sử dụng ổ đỡ từ là các hệ không bền vững, vì vậy để đảm bảo tính ổn định của hệ thống, trong hệ này sử dụng điều khiển theo mạch vòng kín. Các mạch vòng này cần có các thông tin về vị trí trục động cơ, do vậy việc tích hợp các cảm biến vị trí (gap sensors) trong động cơ sử dụng ổ đỡ từ ngay từ bước đầu thiết kế là rất cần thiết. Các loại cảm biến vị trí thường được sử dụng trong hệ thống nâng bằng từ

trường thường là cảm biến vị trí kiểu la ze (laser gap sensor) hay cảm biến vị trí kiểu dòng xoáy (eddy current type gap sensor), yêu cầu chung đổi với các loại cảm biến này là:

- Khả năng đáp ứng vùng tần số rộng: Dải đáp ứng tần số phải đủ lớn sao cho biên độ pha của mạch vòng nâng từ trường không cần phải điều chỉnh giảm. Ví dụ, nếu tần số cắt của mạch vòng nâng từ trường là 100 Hz thì đáp ứng của sensor phải cao hơn ít nhất 5kHz.

- Ít gây nhiễu: Nếu cảm biến vị trí gây ra các nhiễu ở tần số cao, chúng sẽ bị khuyếch đại bởi thành phần vi phân trong bộ điều chỉnh PID, kết quả sẽ gây ra nhiễu rất mạnh đổi với hệ thống nâng từ trường và có thể làm cho hệ trở nên mất ổn định.

- Ít ảnh hưởng lẫn nhau: Trong một số trường hợp sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cảm biến xẩy ra khi hai hoặc nhiều cảm biến được lắp đặt. Điều này thường xảy ra với các ổ đỡ từ khi mà các vị trí theo phương x,yz của trục cần được xác định. Ảnh hưởng của các cảm biến đổi với nhau có thể tạo ra các tín hiệu có điện áp cỡ vài mV và tần số cỡ vài kHz. Điều này có thể gây ra các vấn đề như đã mô tả ở mục trước.

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng điều khiển các ổ đỡ từ (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)