Anốt trong mạ crôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mạ điện cho chi tiết dạng trục (Trang 53 - 54)

III. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

2. ý nghĩa thực tiễn

3.3.3. Anốt trong mạ crôm

Trong quá trình mạ Crôm ng−ời ta sử dụng Anốt không tan là chì(Pb). Nếu dùng Anốt kim loại Crôm thì không kinh tế vừa không đáp ứng đ−ợc yêu cầu kỹ thuật vì độ tan của nó sẽ gấp hàng chục lần l−ợng Crôm kết tủa trên Catốt, hơn nữa Crôm tan trên Anốt là Cr3+, hệ quả là dung dịch nhanh chóng bị rối loạn.

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 48

Trong công nghiệp tr−ớc đây th−ờng dùng anôt là hợp kim chì chứa 6- 8% Sb, nh−ng không bền trong dung dịch có chứa anion xúc tác F’ và Si F6’’. Ngày nay dùng anôt là hợp kim Pb có chứa 4-6% Sn phù hợp với cả dung dịch có chứa anion SO4 lẫn dung dịch có chứa F’ và Si F6’’.

Trong quá trình điện phân , bề mặt Anốt luôn bị bao phủ bởi hợp chất PbO2 màu nâu sẫm có tác dụng oxy hoá Cr3+(sinh ra từ catot) trở thành Cr6+. Nhờ đó đ> thiết lập cân bằng : Cr6+ + 3e = Cr3+ trong dung dịch. Diện tích anôt hay mật độ dòng điện anôt có ảnh h−ởng mạnh đến cân bằng này, tăng diện tích anốt hay giảm mật độ dòng điện anôt sẽ làm tăng tốc độ oxy hoá Cr3+ trở thành Cr6+. Trong quá trình mạ điện, để nồng độ Cr3+ trong dung dịch không đổi (xấp xỉ 1% Cr6+), cần duy trì tỷ lệ diện tích Catốt/Anốt là 2- 3/1. Khi nồng độ Cr3+quá lớn có thể loại bớt dễ dàng bằng cách tăng diện tích anốt và điện phân một thời gian để o xy hoá nó thành Cr6+.

Anôt là hợp kim (Pb-Sn) nếu ngâm lâu không điện trong dung dịch mạ Crôm sẽ phủ một lớp crômát chì màu vàng, dẫn điện kém có thể loại bỏ bằng cách dùng bàn chải thép đánh sạch trong dung dịch HCL nồng độ 5% rồi mới điện phân để có màng o xyt chì PbO2. Khi mạ Crôm trong lỗ, phải đảm bảo độ đồng tâm giữa anốt và lỗ. Anốt là ống chì, dây chì, hoặc anốt mạ chì. Dùng anôt không tan nên quá trình chính xẩy ra trên anôt là giải phóng o xy. Mặt khác khí hyđrô cũng thoát ra rất nhiều trên catốt. Vì vậy khi mạ cả hai cực thoát ra nhiều khí, mang theo nhiều mù dung dịch, gây ô nhiễm môi tr−ờng nên cần phải xử lý.

Để đ−ợc lớp mạ đồng đều, khi mạ crôm cứng, các phần t−ơng ứng giữa catốt và anốt phải đảm bảo khoảng cách bằng nhau và phân bố đều nhau. Độ dài của anốt ngắn hơn độ dài của catốt một ít.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mạ điện cho chi tiết dạng trục (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)