Quan sát các chỗ nứt, vỡ, móp méo ở thân và nắp, kiểm tra lõi lọc rách thủng, chờn ren các

Một phần của tài liệu BẢO DƯỠNG CÁC HỆ THỐNG TRONG ÔTÔ (Trang 121 - 126)

c. Sửa chữa

- Các vết nứt thủng nhỏ, tiến hành súc rửa bằng nước nóng, làm sạch chỗ thủng sau đó hàn hơi và sửa nguội. Móp méo ít thì gò lại. Nếu hư hỏng nặng không thể khắc phục thì thay mới.

- Ống dẫn bị nứt, gãy thì hàn lại, ống bị cong, nứt nhiều, các đầu nối chờn ren thì thay mới. Các đầu loe mòn hỏng thì dùng dụng cụ loe đầu ống để ép lại.

- Thân và nắp bầu lọc không khí bị móp thì gò nắn lại. Lõi bị tắc bẩn thì thổi sạch bằng khí nén, bị rách thì thay mới.

- Thân và nắp bầu lọc xăng bị nứt nhẹ thì hàn, móp méo nhẹ thì gò nắn lại. Lõi lọc, đệm kín bị rách,

7.1.2.2 Bơm xăng - Bơm xăng có

nhiệm vụ hút xăng từ thùng chứa đưa đến buồng phao của bộ chế hòa khí.

a. Hư hỏng

* Đối với bơm xăng cơ khí

- Mòn cam và cần bơm xăng; trục cần bơm và lỗ ổ trục mòn.

- Màng bơm bị chùng, thủng, rách.

- Lò xo bơm yếu, gãy làm áp suất bơm giảm, lưu lượng thiếu và động cơ thiếu xăng.

- Thân bơm bị nứt vỡ, lỗ ren hỏng. - Mòn van và đế van hút, xả.

- Các mặt phẳng lắp ghép giữa nắp và thân bơm; giữa thân trên và đế bơm bị cong, vênh.

* Đối với bơm xăng điện

- Cặp tiếp điểm mòn, cháy rỗ.

- Cuộn dây điện từ đứt hay chạm chập.

b. Kiểm tra

- Dùng áp kế để kiểm tra áp suất bơm. Trị số cho

phép từ 0,29 ÷ 0,48 at.

- Kiểm tra lưu lượng bơm. Lượng cung cấp tối thiểu là 0,47 lít.

- Đo độ chân không. Độ chân không cho phép là

0,23 ÷ 0,34 at.

- Kiểm tra lò xo bằng lực kế.

- Kiểm tra các mặt phẳng lắp ghép bằng bàn máp, kiểm tra độ kín của các van.

- Quan sát các hư hỏng của vỏ bơm, màng, cần bơm.

c. Sửa chữa:

Một phần của tài liệu BẢO DƯỠNG CÁC HỆ THỐNG TRONG ÔTÔ (Trang 121 - 126)