CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO THÔNG DỤNG:

Một phần của tài liệu Internet và giáo duc điện tử (Trang 32 - 34)

Có ba phương pháp chủ đạo được sử dụng trong việc đào tạo ở các đơn vị đào tạo hiện nay là:

 Lớp học truyền thống

 Sách giáo khoa để tham khảo  E-learning

Ngoài ra còn có những phương pháp khác, nhưng trên đây là những phương pháp cơ bản đang được sử dụng hiện nay. Như vậy vấn đề đặt ra khi chọn một phương pháp học là làm thế nào để lựa chọn phương pháp phù hợp? Với những học viên đã trưởng thành về mặt thể chất, có vài gợi ý cơ bản sau:

1.1- Đối với lớp học truyền thống:

Phương pháp này thực hiện được khi chúng ta triển khai khoá học một lần cho một chủ đề chuyên ngành nào đó với số lượng học viên nhất định. Trở ngại của loại hình đào tạo này là người học không phải lúc nào cũng luôn nhận được sự đào tạo vào đúng lúc họ thực sự cần nó. Các dịch vụ đào tạo bên ngoài thường yêu cầu học viên phải đợi đến tận khi họ có

đủ số học viên để thành lập một lớp học hay một nhóm. Thời gian đào tạo đôi khi cũng thực hiện theo một thời khoá biểu cứng nhắc. Điều này có nghĩa là học viên nhiều khi phải học trong giờ làm việc. Trong quá trình học, học viên có thể cảm thấy họ đã biết những kiến thức đó, hoặc họ đã được học không đúng và điều này thường xảy ra với những học viên học để ứng dụng theo nhu cầu công việc.

1.2- Đối với sách giáo khoa tham khảo:

Phương pháp này thực hiện được khi chúng ta có những học viên tích cực và có thời gian. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là chúng ta không có cách nào để biết được học viên đã tham gia học như thế nào, hay không bao giờ chắc chắn kết quả của họ đạt đến mức độ nào. Ví dụ: một ngân hàng lớn tại Canada cung cấp một khóa tự học dành cho những nhân viên phải bán những sản phẩm đặc thù của họ. Sau khi khoá học được triển khai trong một năm, ngân hàng đó tổ chức một kỳ thi cấp chứng chỉ trên mạng để đánh giá năng lục của nhân viên. Kết quả là không ai qua kỳ thi đó, kể cả những người nhiều kinh nghiệm. Điểu đó chưa hẳn là do lỗi của việc đào tạo mà là do không ai biết được liệu nhân viên có thực sự học khoá học đó hay không. Từ kết quả của bài kiểm tra cho thấy, hầu hết các câu trả lời đều sai.

1.3- E-learning:

Phương pháp này luôn thực hiện được vào bất cứ lúc nào chúng ta có nhu cầu. Hầu hết các khoá học E-learning đều xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá, nên chúng ta có thể theo dõi được sự tiến bộ của học viên. Loại hình đào tạo này thường dựa trên những nội dung đào tạo cơ bản có chọn lọc, nên học viên có thể học những vấn đề cơ bản của môn học trong thời gian ngắn hơn. E-learning ngày nay có thể có một hoặc một vài loại hình và vì vậy, khi ai đó nói “E-learning” thì vẫn còn là một cách nói chung chung hay chưa rõ ràng. Măc dù bản liệt kê dưới đây chưa phải là toàn diện, nhưng về cơ bản, một chương trình E-learning có thể bao gồm một trong các loại hình sau:

- Các khoá đào tạo dựa trên máy tính hay trên web: những khoá học này là xương sống của hầu hết các chương trình E-learning, đặt biệt trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Học viên có thể "kết hợp và làm phù hợp" với các loại hình khác để tạo ra kinh nghiệm học E- learning cho riêng mình. Thường thì không nhất thiết người học phải có một thiết bị đặc biệt nào, nhưng một vài thành phần cũng đòi hỏi học viên một thiết bị thin client trên PC. Có ý kiến cho rằng loại hình đào tạo này không khác gì một cuốn sách. Nhưng không phải như vậy. Nhìn chung sách và các khoá học trên mạng về cơ bản có thiết kế và mục đích khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực đào tạo công nghệ, sách có xu hướng được thiết kế và sử dụng như những công cụ tham khảo cho những người đã có kinh nghiệm. lượng thông tin trong sách thường nhiều hơn mức người học yêu cầu. Những thông tin này cũng được liệt vào dạng thông tin tham khảo, chứ không phải học chúng từ những thứ không chọn lựa. Người viết những chương trình học trên mạng có xu hướng giải thích ngắn gọn hơn người viết sách, vì chương trình đào tạo được chia thành nhiều phần nhỏ hơn và kết hợp với những công nghệ đa truyền thông (Multi media) như: hình ảnh động, âm thanh, video kỹ thuật số… để đem lại cho việc học môt cách trực quan, sinh động và có hiệu quả hơn. Một vài người cảm thấy rằng học trực tuyến quá đơn giản. Nhưng xét đến mọi yếu tố của

chương trình đào tạo, thì người học thực sự thu được một lượng thông tin có ý nghĩa sau khi học xong bất cứ một khoá học trực tuyến nào.

- Trợ giảng: Dịch vụ trợ giảng của e-learning giúp người học trực tuyến học theo hình thức một thầy - một trò. E-learning có hai hình thức trợ giảng. Một hình thức được gọi là

proactive metor, là người thầy đến với học viên ngay từ những bước đầu tiên, giúp đặt ra mục tiêu, ra bài tập và đảm bảo học viên của mình kịp thời nắm những vấn đề cốt lõi của bài học. hình thức kia gọi là reactive metor, là người thầy trên mạng trả lời bất cứ câu hỏi nào của học viên khi được yêu cầu.

- E-learning trực tiếp: Loại hình e-learning này cũng giống như lớp học truyền thống. Một nhóm học viên hẹn gặp giáo viên theo một lịch trình đã định trước. Các thiết bị học cơ bản sẵn có bao gồn một tấm bảng, phân bổ ứng dụng, đàm thoại qua giáo thức internet (VOIP), khả năng cho phép giáo viên chuyển thông tin đến máy tính của người họ, học viên giơ tay phát biểu ý kiến, chat, tham gia bỏ phiếu bầu chọn và điều chỉnh micro. Nhiều học viên còn có khả năng ghi lại buổi học để quay lại sau đó. Có thể đưa ra được audio và video trong trường hợp có kết nối băng thông rộng. Hầu hết e-learning trực tiếp yêu cầu một thiết bị thin client trên trên máy tính của người học. Loại hình đào tạo này có thể rất hiệu quả, nhưng do có vô khối những thiết bị đòi hỏi được xử dụng đồng thời nên thường yêu cầu người học phải thành thạo làm việc với nhiều cửa sổ cùng một lúc. học viên cũng cần phải có micro và loa tốt. giáo viên cũng phải có kỹ năng làm việc đồng thời với nhiều học viên trên môi trường mạng. Việc kết nối Internet ổn định là điều kiện thiết yếu để có một bài học e-learning trực tiếp thoả đáng.

- Sự cộng tác nhóm học viên: Tương tự như loại hình e-learning trực tiếp nói trên, nhưng loại hình này được sử dụng cho những nhóm học viên ngoài lớp học cùng làm bài tập theo nhóm và thảo luận những vấn đề có liên quan đến khoá học.

- Thư viện trực tuyến trên mạng: Thư viện này bao gồm những trang trắng (white papers), tài liệu, những nhóm thảo luận xuyên suốt và những nguồn khác có liên quan đến chương trình đào tạo mà học viên có thể truy nhập trên mạng.

E-learning cũng có thể kết hợp với những phương pháp khác, như lớp học truyền thống. Học viên có thể học những kiến thức cơ bản trên trang Web, sau đó giáo viên trong lớp đóng vai trò như người trả lời các câu hỏi của học viên. Phương pháp này cũng có hiệu lực khi học viên chuyển từ lớp học truyền thống sang e-learning hoặc trong trường hợp kết nối Internet không ổn định. Nhưng nếu trong một lớp có hơn một khoá học được triển khai đồng thời, thì một giáo viên khó có thể trả lời được tất cả các câu hỏi của học viên.

Một phần của tài liệu Internet và giáo duc điện tử (Trang 32 - 34)