V. Lập trình và kết nối dữ liệu giữa OP270 và PLC
lấy ngõ vào ta nhấp chọn biểu tượng trên thanh toolbar hoặc chọn Insert >Input Field từ menu Sau đó đưa chuột vào trong màn hình nơi mà ta muốn đặt
> Input Field từ menu. Sau đó đưa chuột vào trong màn hình nơi mà ta muốn đặt ngõ vào và nhấp chuột trái. Input Field dùng để hiển thị và hiệu chỉnh các giá trị, các biến của hệ thống. Vì vậy ta phải khai báo các thông số cho nó trong hộp thoại sau:
Trong General tại mục Display ta chọn kiểu dữ liệu phù hợp với trường nhập là Decimal
Trong General tại mục Value chọn một Tag mới hoặc chọn một Tag đã được cấu hình trước.
Chọn Font nếu ta muốn thay đổi font, kích cỡ.
Tại mục Color cho phép ta chọn màu của đối tượng.
Chọn mục Funtions nếu ta muốn gán một chức năng khi ta kích hoặc thoát ngõ vào.
Chọn mục Position để đặt vị trí ngõ vào một cách chính xác. Chọn mục Name nếu ta muốn gán ngõ vào với một tên đặc trưng.
Gán một password tới ngõ vào trên mục Enable để cho phép dữ liệu đưa vào.
Để lấy ngõ ra ta nhấp chọn biểu tượng trên thanh toolbar hoặc chọn Insert > Ouput Field từ menu. Sau đó đưa chuột vào trong màn hình nơi mà ta muốn đặt ngõ ra và nhấp chuột trái. Output Field dùng để hiển thị các biến và giá trị của hệ thống. Tại mục Display trong General ta chọn kiểu dữ liệu là số hoặc chuỗi. Ví dụ
Decimal hoặc String. Tại mục Value chọn một Tag mới hoặc chọn một Tag mới đã được cấu hình trước. Giá trị Tag được chỉ rõ là giá trị được hiển thị từ PLC.
Các mục còn lại ta cũng khai báo tương tự giống với khai báo ngõ vào.
1.3 Soạn thảo nút nhấn (StateButton)
Để tạo ra một nút nhấn mới ta nhấp chọn biểu tượng trên thanh Toolbar hoặc chọn Insert >StateButton từ menu. Sau đó đưa chuột vào trong màn hình nơi mà ta muốn đặt nút nhấn và nhấp chuột trái.
Ta có thể tạo ra nhiều StateButton tren màn hình với nhiều chức năng khác nhau và một Button có thể được gán vài chức năng. Trong hộp thoại trên có 3 loại Button (trong mục Type) đó là: Push Button, Push Button with Checkback và Switch.
Trong mục Display ta có thể cho hiển thị dạng Text hoặc Graphic trên mỗi Button. Để đặt tên cho nút nhấn ta đặt ở trong mục Text
1.4 Bar
Để tạo ra một thanh Bar mới ta nhấp chọn biểu tượng trên thanh Toolbar hoặc chọn Insert > Bar từ menu. Sau đó đưa chuột vào trong màn hình nơi mà ta muốn đặt thanh Bar và nhấp chuột trái. Bar dùng để hiển thị giá trị, các biến của hệ thống theo biểu đồ. Tại mục Bar Value trong General là cấu hình toàn bộ giá trị của Tag mà chúng ta muốn biểu diễn.
Định nghĩa những giá trị cho trục chia tỉ lệ tại giá trị lớn nhất (Max Value) và giá trị nhỏ nhất (Min Value).
1.5 StateView
Để tạo ra một thanh Bar mới ta nhấp chọn biểu tượng trên thanh Toolbar hoặc chọn Insert >Stateview từ menu. Sau đó đưa chuột vào trong màn hình nơi mà ta muốn đặt thanh Bar và nhấp chuột trái.
Tại mục Type trong General ta chọn kiểu hiển thị trạng thái, ở đây ta chọn có 2 kiểu hiển thị trạng thái nên ta chọn Two states.
Quy định Off là mức 0, On là mức 1
Ở các mục còn lại như Font, Color, Position, Name ta chọn tương tự như các mục trên. Sau khi đã chọn lựa xong tất cả các mục ta chọn OK để kết thúc việc cài đặt StateView.