Print Screen: In màn hình hiện thời, không có parameter.

Một phần của tài liệu Điều khiển và giám sát mô hình lò nhiệt độ sử dụng PLC S7-300 (Trang 29 - 34)

3. Các phần tử điều khiển

Mục đích: Sử dụng các phần tử điều khiển để can thiệp trực tiếp vào quá trình điều khiển, ví dụ như: Đặt setpoint, gọi hàm, xác nhận thông báo.

Protool cũng cung cấp các phần tử điều khiển sau: - Trường đầu vào (Input Field)

- Trường đầu ra (Output Field) - Phím hàm (Function Key) - Nút hàm (Function Buttons)

Ngoài ra với các tính chất động ( Dynamic Attributes) thì các phần tử điều khiển có thể thay đổi màu sắc, ẩn hoặc hiện các trường này.

3.1.Trường đầu vào (Input Field)

Có chức năng ghi số liệu xuống PLC, khi chương trình chạy ở trường đầu vào luôn có dấu nhắc nhấp nháy, hoặc nếu đã có số liệu rồi thì nó được tô màu xanh, khi muốn ghi ta nhập số liệu vào và gõ Enter.

3.2. Trường đầu ra (Output Field)

Trường đầu ra là trường dùng để hiển thị kết quả với thông số đọc từ PLC. Trường đầu ra có cách thiết lập giống trường đầu vào, chỉ khác là khi chương trình chạy thì trường đầu vào có dấu nhắc hoặc khi đã có kết quả thì số liệu được bôi đen. Còn trường đầu ra thì không có. Để thiết lập trường đầu ra ta chọn biểu tượng trên thanh công cụ.

4. Phím hàm

Phím hàm là một phím được gán một hay nhiều hàm. Khi chương trình chạy thì nếu ta ấn phím thì các hàm này sẽ lần lượt được thực hiện.

- Hàm toàn cục: Ta có thể gán hàm toàn cục cho phím. Hàm toàn cục có thể gọi mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ khi ta gán hàm in màn hình là hàm toàn cục chẳng hạn thì ở mọi màn hình khi ta gọi hàm này đều thực hiện việc gửi màn hình ra máy in.

Để tạo hàm toàn cục ta chọn Insert -> Screen/keys từ menu. Lúc này ta có thể gán hàm toàn cục cho các phím từ F1 -> F12 và Shift F1 -> F12.

- Hàm cục bộ: Ngược lại với hàm toàn cục, hàm cục bộ chỉ có thể thực hiện một nhiệm vụ ở một nơi nào đó. Ví dụ cùng với hàm in màn hình ở trên thì hàm toàn cục chỉ có thể in được một màn hình ở màn hình mà nó đã được gán. Để tạo hàm cục bộ ở Screen Editer ta chọn phím để gán hàm.

- Nút hàm: Giống như Visual Basic ta có thể thiết kế một nút hàm. Protool cũng cung cấp hai loại nút hàm nhìn thấy và nút hàm không nhìn thấy. Ở màn hình nhìn thấy có đặt một dòng Text hoặc một hình ảnh để gợi nhớ. Nút hàm không nhìn thấy rất tiện lợi khi ta đặt trực tiếp vào một đối tượng hình ảnh

5. Các phần tử hiển thị

Sử dụng các phần tử hiển thị, ta có thể mô tả quá trình, hiển thị các thông tin tức thời như một giá trị thực nào đó từ PLC dưới dạng số hoặc hình ảnh. Protool cung cấp hai thành phần hiển thị sau:

5.1. Phần tử hiển thị tĩnh (Static Display Element)

Đây là các phần tử hiển thị mà không được nối với PLC. Chính vì vậy mà tính chất của chúng không được thay đổi khi chương trình chạy. Chúng là các thành phần sau: Ký tự tĩnh, ký tự hình ảnh, hình ảnh.

5.2. Phần tử hiển thị động

Đây là các thành phần hiển thị được nối với PLC thông qua Tag. Các thành phần này sẽ thay đổi tính chất khi Tag thay đổi giá trị, chúng bao gồm: Trường đầu ra, vẽ đồ thị, hình chữ nhật động, X gauche Control, slider Control

IV. Panel OP 270 6”

OP270 cho phép vận hành và xử lý các giá trị của SIMATIC S7 PLC khi được kết nối. Thêm vào đó những ngõ vào, những ngõ ra có thể được tạo trên OP270 và được ghi vào PLC. OP270 cũng có những ứng dụng như để hiển thị trạng thái, hiển thị các biến của hệ thống và điều khiển hệ thống.(tham khảo tài liệu [5])

OP270 phù hợp để lắp đặt trong các tủ, bàn điều khiển hay cho các thiết bị cầm tay.

1. Cấu tạo của OP270

- OP270 với màn hình hiển thị LCD 5,7”

- Độ phân giải màn hình 320x240 pixel/256 màu. - Kích thước panel 308×204 mm với trọng lượng 1kg. - Vi xử lý CPU 64 bit RISC

- Sử dụng Microsoft Window CE 3.0

- Phím chức năng (có thể lập trình): 24 với 18 LEDs; phím hệ thống: 36

- Nguồn cung cấp là 24V DC (+18 tới 30 VDC); chịu được dòng lớn nhất 0,6A

- Giao tiếp với PLC theo chuẩn IF1A RS232, IF1B RS 422/RS 485, IF2 RS 232. Có switch để định dạng cho cổng giao tiếp IF1 B. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có thể được cấu hình từ Protool version 6 hoặc WinCC flexible 2004 standard. - Cấu hình sử dụng chuẩn Serial / MPI / PROFIBUS DP / USB / Ethernet Hình dạng của OP270:

2. Chức năng của OP270 6”

- Tự động chuyển sang chế độ Download chương trình. - Có Password bảo vệ.

- Có thể nhập, hiệu chỉnh, hiển thị các thông số của hệ thống.

- Tạo các nút nhấn để điều khiển các đầu vào, ra và các Bit dữ liệu của chương trình. - Có thể tạo các thanh Bar, Graphic và các Event Messages

OP270 6” có hai loại phím chức năng:

- Phím mềm: có thể được sử dụng để lập trình. + Phím <K1> đến <K16> + Phím <F1> đến <F20> - Phím hệ thống: + Các phím số + Các phím con trỏ + Các phím điều khiển

Ngoài ra còn có các đèn LEDs trên các phím có thể được sử dụng trong lập trình điểu khiển.

Sơ đồ cable kết nối giữa PC và OP270: sử dụng để Download chương trình từ PC xuống HMI.

4. Kết nối giữa OP270 và PLC

Sử dụng một trong hai cổng giao tiếp IF1A (chuẩn RS232) hoặc IF1B (chuẩn RS422/485). Có nút switch để định dạng cho cổng 1F1B.

1: IF1A là cổng RS232 dùng để kết nối tới PC, PU.

2: IF1B là cổng RS422/RS485 dùng để kết nối tới PLC, PC, PU.

3: Dùng để kết nối với dây nối đất.

4: Cung cấp nguồn, nguồn dùng cho OP270 là 24 VDC.

5: Công tắc (dùng để bật/tắt OP270).

Kết nối OP270 tới nguồn dùng cổng nối tiếp

Một phần của tài liệu Điều khiển và giám sát mô hình lò nhiệt độ sử dụng PLC S7-300 (Trang 29 - 34)