Một trong những rào cản tương đối lớn trong tiến trình hội nhập của các ngân hàng thương mại về lĩnh vực dịch vụ đó là ngôn ngữ (tiếng Anh). Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Tất cả các phần mềm và giao dịch thương mại điện tử đã có và sẽ phát
triển sau này đều dùng tiếng Anh và nó sẽ gắn liền với mọi dịch vụ mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng trong tiến trình hội nhập. Trong khi đó, số lượng cán bộ biết tiếng Anh và một số ngôn ngữ chủ yếu khác (ở mức đủ để nghiên cứu và tự làm việc) trong các ngân hàng thương mại và kể cả ngân hàng nhà nước chỉ tập trung chủ yếu vào một bộ phận rất nhỏ chuyên công tác đối ngoại, còn lại hầu như phải nhờ đến "phiên dịch". Rõ ràng đây là một rào cản không phải nhỏ nếu các ngân hàng thương mại muốn mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, mở rộng thị trường, hay thử nghiệm và ứng dụng các sản phẩm mới của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển vaò hoạt động của ngân hàng mình thì chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là trong điều kiện các sản phẩm dịch vụ kết tinh ngày một nhiều hơn yếu tố của nền kinh tế trí thức.
Công nghệ thông tin tuy đã được các Ngân hàng chú trọng đầu tư nhưng so với nhu cầu hội nhập thì vẵn chưa đáp ứng được. Mặt khác, nhiều ngân hàng mong muốn mở rộng đầu tư nhưng lại bị hạn chế về nguồn vốn hoặc chưa đào tạo kịp thời những chuyên viên có trình độ sử dụng thành thạo công nghệ này. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại trong nước cần phải nỗ lực hơn nữa và phải có chiến lược đào tạo nhân lực cụ thể, phù hợp. Các ngân hàng nên tiến hành đào tạo đội ngũ nhân viên dưới nhiều hình thức để đạt hiệu quả. Có thể cử các nhân viên ưu tú ra nước ngoài dự các khoá đào tạo chuyên môn, học hỏi công nghệ mới để những nhân viên này trở thành những "hạt giống" về truyền lại kiến thức và kinh nghiệm có được cho các nhân viên trong nước. Đối với những kiến thức cơ bản hỗ trợ cho công việc như tiếng Anh hay kiến thức về Internet, các ngân hàng có thể mời các giáo viên nước ngoài hoặc các chuyên gia giỏi trong nước về đào tạo tại chỗ...Ngoài ra, ngân hàng cũng nên khuyến khích hình thức tự học qua tài liệu, phần mềm đào tạo vì hình thức này không đòi hỏi chi phí tốn kém mà lại hiệu quả.
IV. Nhóm giải pháp tăng cƣờng hợp tác quốc tế
Chúng ta có lợi thế là người đi sau nên cần phải biết tận dụng cơ hội để "đi tắt, đón đầu" nhằm bắt kịp với sự phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều này, chúng ta cần tăng cường hợp tác với các tổ chức ngân hàng, tín dụng nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm. Chính phủ ta luôn chú ý tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các tổ chức tài chính ngân hàng nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Chính điều này sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh tích cực nhằm đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới hiện đại để thu hút khách hàng. Không những thế, các tổ chức ngân hàng nước ngoài còn thường xuyên hợp tác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở các khoá đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của các ngân hàng trong nước để trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra, các cuộc hội thảo quốc tế được tổ chức định kỳ như hội thảo Banking Vietnam với sự góp mặt của các ngân hàng và các công ty lớn trên thế giới về lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính, bảo hiểm… cũng tạo cơ hội tốt để các ngân hàng trong nước tiếp cận với những công nghệ hiện đại và tìm ra đối tác thích hợp để phát triển các loại dịch vụ ngân hàng.
Vào hai ngày mùng 8 và 9/5/2003 sắp tới, cuộc hội thảo Banking Vietnam 2003 lần thứ 2 do IDG World Expo tổ chức sẽ diễn ra tại khách sạn Melia với hơn 1.000 đại biểu tham gia. Đây là cuộc hội thảo lớn nhất về ngân hàng diễn ra hàng năm, chủ đề năm nay là "Hệ thống thanh toán và mở rộng các dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế đang phát triển ở Việt Nam"
Hội thảo lần này sẽ có sự tham gia của Bộ Tài chính, các ngân hàng thương mại (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam…), các Công ty Bảo hiểm và các công ty Công nghệ Thông tin.
Hội thảo sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, phát triển hệ thống thanh toán điện tử, sử dụng e-signature (phần mềm ký tên điện tử) như một công cụ pháp lý cơ sở trong việc phát triển hệ thống thanh toán bằng điện tử, tối ưu hoá hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và xây dựng hạ tầng cho hoạt động ngân hàng điện tử, những yếu tố quan trọng trong việc phát triển dịch vụ thẻ/hệ thống ATM. Ngoài ra, 25 gian hàng sẽ trưng bày những công nghệ và dịch vụ mới của một số hãng Công nghệ thông tin lớn như Intel, HP, IBM, Getronics… Tại hội thảo lần này, nhiều diễn giả nổi tiếng trong nước cũng như nước ngoài sẽ trình bày mọi khía cạnh của ngành ngân hàng thế giới nhằm đưa đến các đại biểu thông tin cập nhật về tình hình phát triển ngân hàng điện tử trên thế giới và những viễn cảnh cũng như những lựa chọn hé mở cho ngành ngân hàng tại Việt Nam.
V. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức xã hội
Để phát triển thương mại điện tử nói chung và e-banking nói riêng, chúng ta còn cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân và đặc biệt là các doanh nghiệp về vấn đề này. Quả thật, thương mại điện tử ở Việt Nam còn vấp phải nhiều khó khăn khác nằm ngoài phạm vi kinh tế và kỹ thuật. Với một nước mà 80% dân số là nông dân, mức sống, điều kiện tiếp cận thông tin và công nghệ mới chưa cao thì phổ cập công nghệ thông tin cũng còn là bài toán nan giải chứ chưa nói đến thương
mại điện tử. Thu nhập bình quân đầu người thấp dẫn đến sức mua yếu là lẽ đương nhiên. Trong một thập kỷ qua, số lượng máy tính sử dụng cũng như số lượng người truy cập Internet tăng lên đáng kể, nhưng hiện cũng mới chỉ có vài trăm doanh nghiệp có website riêng để quảng bá cho đơn vị, sản phẩm, dịch vụ của mình.
Kết quả của một cuộc thống kê mới đây cho thấy, chỉ 3% trong số khoảng 90.000 doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai thương mại điện tử, 7% bắt đầu tiếp cận, còn lại chưa quan tâm, không hiểu thương mại điện tử là gì. Đây đang là thực trạng của Thương mại điện tử Việt Nam. Do đó, ngoài việc xây dựng khuôn khổ pháp lý, việc tuyên truyền về các lợi ích mà thương mại điện tử mang lại, đặc biệt khi hội nhập quốc tế, cũng rất quan trọng. Tuy nhiên cần tránh phát triển thương mại điện tử theo kiểu phong trào, "đầu voi đuôi chuột" để tránh lãng phí. Cần có môi trường thuận lợi để khi khung khổ pháp lý được ban hành, có đủ điều kiện kỹ thuật cần thiết là doanh nghiệp có thể khai thác thương mại điện tử được ngay, không mất thời gian tiếp cận nữa.
KẾT LUẬN
Dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Trước mắt còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua, song việc phát triển dịch vụ ngân hàng mới mẻ này là hướng đi đúng đắn của các ngân hàng Việt Nam. Không những nó góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành ngân hàng mà còn giúp Việt Nam từng bước vững chắc chuẩn bị cho tiến trình hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Ngay từ bây giờ chúng ta cần phải xem xét đề ra chiến lược và lộ trình phù hợp để triển khai thành công dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Có như thế, các ngân hàng Việt Nam mới không để mất thị phần trên chính thị trường nội địa.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do đề tài còn khá mới, chưa có nhiều tài liệu tham khảo và thời gian hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc để những bài viết sau về đề tài này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí Ngân hàng số 1+2 và 3 năm 2003
Tạp chí Ngân hàng số Chuyên đề 2003 về Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam
Báo Thời Báo Ngân hàng số 26 ra ngày 28/3/2003
Báo Thời Báo Kinh tế số ra ngày 13/11/2002
Tài liệu "ANZ Việt Nam - Dịch vụ Ngân hàng điện tử"- 2002
Tài liệu "ANZLink - Control of your banking from your office"- 2000
Thông tin từ trang web của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam :
http://www.worldbank.org.vn
Thông tin từ trang web của Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ Hoa kỳ :