Tình hình triển khai e-banking tại Việt Nam nói chung

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển - ebanking tại Việt Nam (Trang 53 - 56)

Từ năm 2002 và đặc biệt là đầu năm 2003, nhiều ngân hàng trong nước đưa vào sử dụng các dịch vụ e-banking hiện đại như phone-banking (dịch vụ ngân hàng qua điện thoại), home-banking (dịch vụ ngân hàng tại nhà), internet banking (dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu). Nhưng đây chỉ được xem là bước tập dượt để phát triển mô hình cao hơn nữa là online banking (ngân hàng trực tuyến).

Do phải phụ thuộc vào công nghệ nên hiện nay các ngân hàng trong nước mới chỉ áp dụng phổ biến dịch vụ phone-banking hoặc home-banking. Bằng hình thức này, phần lớn các yêu cầu được đáp ứng là thông báo những thông tin cơ bản như lãi suất, tỷ giá ngoại tệ hàng ngày, các sản phẩm ngân hàng, biểu phí…Đây là những thông tin mà bất kỳ một trang web nào của ngân hàng cũng có thể cung cấp được. Song nó cũng có tiện tích cao hơn là khách hàng được cấp mật khẩu để có thể truy cập thông tin về biến động tài khoản của mình.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên viên ngân hàng, điều mà doanh nghiệp cần hiện nay là một ngân hàng trực tuyến để ngồi bất cứ đâu, truy cập mạng là có thể ra lệnh chuyển tiền dễ dàng và an toàn. Mô hình này mới chỉ được thực hiện tại các ngân hàng có vốn nước ngoài như ANZ, HSBC, Citibank...Trong nước, hiện giao dịch chuyển tiền của khách hàng được đáp ứng thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Còn đối với các ngân hàng riêng lẻ, việc áp dụng giao dịch trực tuyến giữa các khách hàng hoặc với ngân hàng khác đang có những hạn chế.

Dịch vụ ngân hàng tại nhà hiện nay chưa được cung cấp phổ biến tại các ngân hàng trong nước. Nguyên nhân là do để thực hiện cần phải có sự đầu tư thích

đáng cho công nghệ cũng như trang thiết bị mà đối tượng phục vụ của loại dịch vụ này lại chủ yếu là cho các doanh nghiệp chứ không phải tất cả các khách hàng. Hiện nay dịch vụ này mới chỉ có các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp như ANZ (ANZLink), Citibank (Citibanking), HSBC (Hexagon),…Hệ thống ngân hàng thương mại trong nước mới chỉ có duy nhất Vietcombank cung cấp dịch vụ này với tên gọi Vietcombank Money.

Một dịch vụ e-banking khác đang được nhiều ngân hàng chú trọng đầu tư và hiện đang cạnh tranh gay gắt là dịch vụ thẻ. Thị trường thẻ Việt Nam đã có sự góp mặt của nhiều ngân hàng thương mại. Sự đa dạng về thành phần sở hữu, cơ cấu tổ chức của các ngân hàng đã làm cho thị trường thẻ trở nên sôi động, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tuy vậy, theo đánh giá của các tổ chức thẻ quốc tế và các chuyên gia ngân hàng tài chính trong nước, thị trường thẻ Việt Nam đang còn quá rộng lớn và đầy tiềm năng cho các ngân hàng tiếp tục đầu tư và phát triển.

Dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - ngân hàng đầu tiên đưa thẻ vào Việt Nam hồi đầu những năm 90. Đây là thời kỳ Mỹ đang cấm vận Việt Nam nên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thể thực hiện thanh toán thẻ trực tiếp với các tổ chức thẻ quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngân hàng phải đi đường vòng bằng cách thiết lập quan hệ đại lý thanh toán thẻ thông qua các ngân hàng và công ty tài chính nước ngoài.

Năm 1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành đại lý thanh toán thẻ Visa đầu tiên tại Việt Nam của ngân hàng BFCE Singapore, sau đó là đại lý thanh toán thẻ Mastercard của Công ty tài chính MBF Malaixia và đại lý thanh toán thẻ JCB của Công ty JCB Nhật. Có thể nói Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đã đặt những viên gạch đầu tiên cho dịch vụ

thẻ ngân hàng tại thị trường Việt Nam phát triển. Đến năm 1994, ngay sau ngày Mỹ bỏ cấm vận, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ký hợp đồng đại lý thanh toán thẻ American Express với Công ty American Express Hongkong. Từ đó cho đến gần hết năm 1995, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giữ vị trí độc quyền cung ứng trong dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng tại thị trường Việt Nam.

Từ năm 1996, thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động với sự tham gia của các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tháng 4/1996, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và ngân hàng liên doanh FirstVina trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard tại Việt Nam. Cũng vào thời điểm đó, thẻ tín dụng quốc tế Mastercard đầu tiên được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành tại Việt Nam. Năm 1997, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Tổ chức thẻ quốc tế Visa kết nạp là thành viên.

Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 đã có những ảnh hưởng nhất định đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, nhất là du lịch và đầu tư nước ngoài. Từ năm 1997 đến 1999, doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam sụt giảm hẳn do lượng khách du lịch và đầu tư giảm sút. Sau khủng hoảng, các ngân hàng khu vực phải chuyển hướng chiến lược sang lĩnh vực dịch vụ bán lẻ và thị trường tiêu dùng. Kết quả là lĩnh vực phát triển thẻ có được một tầm quan trọng mới trong tầm nhìn của các ngân hàng khu vực. Không nằm ngoài xu hướng đó, tại Việt Nam, dịch vụ thẻ ngân hàng cũng bắt đầu được chú trọng đầu tư phát triển. Từ năm 2000 trở lại đây, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam đã có những biến đổi tích cực. Hầu hết các ngân hàng

đều triển khai dịch vụ thẻ. Nhiều sản phẩm thẻ khác nhau, cả sản phẩm mang thương hiệu quốc tế và nội địa đều được đưa vào thị trường.

Trong những năm qua, dù là trong thời kỳ khó khăn nhất, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn luôn phát huy vai trò tiên phong của mình trên thị trường thẻ Việt Nam. Với định hướng chiến lược phát triển đúng đắn, với hệ thống công nghệ đạt chuẩn quốc tế, với hệ thống thanh toán thẻ kết nối trực tuyến với các Tổ chức thẻ quốc tế, với những kinh nghiệm tích luỹ trong suốt quá trình hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục bước những bước vững chắc hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế và khẳng định vai trò của mình tại thị trường thẻ ngân hàng trong nước. Hiện tại, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chiếm hơn 40% thị phần thanh toán và phát hành thẻ

tín dụng quốc tế, hơn 50% thị phần thanh toán và phát hành thẻ ghi nợ. 2

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng là ngân hàng duy nhất trên thị trường có hệ thống máy thanh toán thẻ chấp nhận cả 6 loại thẻ tín dụng và ghi nợ thông dụng: 5 loại thẻ trên thị trường quốc tế là Visa, Mastercard, American Express, JCB, Diners Club và 1 loại thẻ tại thị trường Việt Nam là Vietcombank Connect 24. Các sản phẩm và dịch vụ mới đã, đang và sẽ được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục đưa ra thị trường với những tính năng vượt trội.

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển - ebanking tại Việt Nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)