Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển - ebanking tại Việt Nam (Trang 60 - 63)

III. Tình hình triển khai e-banking tại hệ thống ngân hàng trong nước

2. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có tên giao dịch quốc tế là Asia Commercial Joint Stock Bank (viết tắt là ACB) chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/06/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Ra đời khi nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn và biến động, hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn chứa đựng nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng nên khi mới thành lập ACB đã phải nỗ lực rất nhiều. Sau gần mười năm hoạt động, đến nay ACB đã thực sự trở thành ngân hàng thương mại cổ phần uy tín hàng đầu Việt Nam về tốc độ tăng trưởng vượt bậc và chất lượng dịch vụ khách hàng. Cho đến tháng 1 năm 2003, vốn điều lệ của ACB đã tăng lên 424 tỷ đồng, tăng gấp hơn 21 lần so với vốn ban đầu.

Hiện nay, ACB có 3 cổ đông nước ngoài là:

 LG Investment & Securities Co. Ltd.

 Dragon Financial Holdings Ltd.

ACB đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, cho đến nay ngoài Hội sở chính tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng có 21 chi nhánh, Công ty Chứng khoán ACB, Trung tâm thẻ ACB, Trung tâm chuyển tiền nhanh Western Union.

Đến cuối năm 2002, ACB có quan hệ đại lý với 434 ngân hàng tại 75 quốc gia trên khắp thế giới. Hiện nay ACB đã có 4 trung tâm giao dịch ACB-Western Union và hơn 2000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng ACB trên cả nước.

Đạt được những thành tựu trên là nhờ Ban lãnh đạo của ACB đã nhạy bén, kịp thời xác định đúng hướng đi cho sự phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ hiện đại trong việc nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, ACB đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến. Đến cuối năm 2002, hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng TCBS (The Complete Banking Solution) ứng dụng công nghệ thông tin tại ACB đã chính thức vận hành, đưa ACB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có hàm lượng công nghệ thông tin cao nhất trong các mặt hoạt động.

Với TCBS, mục tiêu cốt lõi là giúp Ban quản trị quản lý hiệu quả hơn các mặt hoạt động của ngân hàng, đồng thời chăm sóc khách hàng tốt hơn bằng các dịch vụ tiện ích do TCBS mang lại. Ứng dụng đầu tiên của TCBS là dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking) cung cấp các thông tin cho khách hàng và tỉ giá, lãi suất, tình hình chứng khoán, tài khoản và giao dịch. Bên cạnh dịch vụ Phone Banking, dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet

banking) cho phép khách hàng sử dụng không giới hạn các dịch vụ ngân hàng. Ngoài việc truy cập tìm kiếm thông tin, cả hai dịch vụ này đêù cho phép khách hàng ngồi tại nhà có thể thực hiện một số giao dịch với ngân hàng. Tất cả các khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ACB khi có nhu cầu sử dụng hai dịch vụ trên chỉ cần liên hệ với các chi nhánh ACB nơi mở tài khoản để được cấp mã số truy cập và mật khẩu.

Với dịch vụ Phone Banking của ACB, khách hàng có thể:

 Kiểm tra số dư tài khoản

 Kiểm tra các giao dịch gần nhất

 Biết các thông tin được cập nhật về lãi suất của Ngân hàng

 Xem các thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất

 Yêu cầu Ngân hàng fax bảng sao kê tài khoản, bảng lãi suất hoặc tỷ giá

hối đoái.

Với dịch vụ Internet Banking, khách hàng có thể xem:

1. Thông tin về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng:

 Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán

 Các sản phẩm tín dụng, các loại cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển

tiền, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, các dịch vụ khác.

 Biểu lãi suất, biểu phí dịch vụ ngân hàng.

 Tỷ giá mới nhất các loại ngoại tệ do ACB công bố

 Các thông tin khác

2. Thông tin về tài khoản cá nhân:

 Số dư tài khoản

 Liệt kê các giao dịch của tài khoản theo từng tháng trong quá khứ (từ

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển - ebanking tại Việt Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)