Khi ước tính số dư các tài khoản như giá vốn hàng bán, doanhthu hay chi phí hoạt động, KTV thường mới chỉ ước tính giá trị cho cả kỳ kế toán Việc ước

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (Trang 60 - 64)

phí hoạt động, KTV thường mới chỉ ước tính giá trị cho cả kỳ kế toán. Việc ước tính số dư cho từng tháng, quý gắn với biến động cụ thể trong từng khoảng thời gian sẽ có thể cho kết quả ước tính chính xác hơn.

nghề và quy trình thực hiện thủ tục ước tính và mức độ trọng yếu cũng chưa thật chặt chẽ. Việc xác định mức độ trọng yếu chung cho từng ngành nghề sẽ hết sức cần thiết làm cơ sở tham khảo cho KTV xác định dễ dàng mức trọng yếu cần kiểm tra.

-Trong khi thực hiện thủ tục phân tích, chỉ có các chênh lệch trọng yếu mới đựoc kiểm tra, nhưng trong nhiều trường hợp, những chênh lệch nhỏ hơn mức độ trọng yếu lại cho thấy khả năng tồn tại sai phạm mang tính dây chuyền mà tổng ảnh hưởng của nó lại là trọng yếu. Việc không đi sâu xem xét các sai phạm nhỏ mà tổng của nó có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của khách hàng do đó có thể dẫn đến sai lầm trong kiểm toán.

2.3.2.2 Về đối tượng phân tích:

- Thủ tục phân tích sơ bộ và phân tích soát xét được thực hiện chủ yếu đối với BCĐKT và BCKQKD còn BCLCTT không được xem xét. Theo Quyết định số 15/2006/QĐ–BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, BCLCTT là một trong 4 BCTC năm mà tất cả các doanh nghiêp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập, trình bày và nộp hàng năm. Do đó, KTV cần thiết và nên thực hiệc các thủ tục phân tích trên BCTC này. Nếu như KTV chỉ sử dụng các tỷ suất cổ điển từ các thông tin trên BCĐKT và BCKQKD hàng năm để đưa ra phán quyết về thực trạng tài chính của khách hàng thì không thể lộ rơ những vấn đê nghiêm trọng về tính thanh khoản, về sự vận động, luân chuyển các dòng tiền. Chỉ có kết hợp phân tích các tỷ suất trên BCLCTT mới có thể có được cái nhìn sâu sắc về bản chất của khả năng thanh khoản, mới chứng tỏ rằng khách hàng có đáp ứng các khoản nợ hiện tại và thực hiện những cam kết khác với chủ nợ khi những khoản nợ này đến hạn. BCLCTT vừa là công cụ phân tích vốn bằng tiền vừa là công cụ phân tích khả năng thanh toán của khách hàng rất hữu hiệu. KTV do đó cần thiết thực hiện các thủ tục phân tích các tỷ suất trên BCLCTT để xác định các rủi ro một cách đầy đủ và chính xác.

quá ba khoản mục được chọn để thực hiện phân tích, chủ yếu là các khoản mục trên BCKQKD như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý hay doanh thu. Các khoản mục khác hoặc là do bản thân nó là khoản mục không trọng yếu hoặc do số dư trên TK không lớn thường không được chú ý đến. Việc bỏ qua phân tích những khoản mục này mặc dù việc thực hiện cũng đòi hỏi thêm chút ít thời gian nhiều khi lại làm cho KTV đưa ra những nhận định sai lầm do không nhìn ra các sai phạm nhỏ nhưng lũy kế liên quan tới nhiều khoản mục lại là sai phạm trọng yếu.

2.3.2.3 Về cách thức thể hiện thủ tục phân tích trên hồ sơ kiểm toán:

- Tại VAE, thủ tục phân tích trên thực tế chỉ được thực hiện và cụ thể hóa trên hồ sơ kiểm toán đối với các khách hàng có quy mô lớn và mức độ phức tạp tương đối cao. Còn đối với các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ, thủ tục phân tích có khi chỉ được thực hiện trong đầu KTV bằng phán xét trực quan hay tư duy nghề nghiệp, hoặc nếu có thì cũng sơ sài và gượng ép trên giấy tờ làm việc cho đúng thủ tục. Điều này làm giảm thiểu rất lớn tính hiệu quả của thủ tục phân tích và việc giám sát, đánh giá thủ tục này cũng ít nhiều bị hạn chế.

2.3.2.4 Ngoài ra còn một số hạn chế khác:

- Bản thân trong tiềm thức của các KTV, các thủ tục kiểm tra chi tiết dường như bao giờ cũng quan trọng hơn và thủ tục phân tích chỉ đơn thuần là một thủ tục bổ trợ mà thôi.

- Thủ tục phân tích được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, chưa được chú trọng và áp dụng một cách hiệu quả trong lập kế hoạch và kết thúc cuộc kiểm toán.

- Các loại hình thủ tục phân tích được sử dụng còn tương đối nghèo nàn với các tỷ suất cổ điển như tỷ suất nợ, tỷ suất khả năng thanh toán, vòng quay HTK…Việc so sánh với số liệu bình quân ngành, các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu mối quan hệ với các thông tin phi tài chính còn ít được sử dụng…

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại:2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Hệ thống số liệu ngành, dữ liệu thống kê của Việt Nam còn hạn chế:

Công tác thống kê tại Việt Nam còn nhiều bất cập, dữ liệu chung của ngành còn hạn chế. Do đó trong một cuộc kiểm toán, nhiều khi KTV đã tính toán ra số liệu của đơn vị nhưng không thể đưa ra nhận xét về mức độ tương đối hay vị trí của khách hàng trong tổng thể hay với các đối thủ cạnh tranh vì không có số liệu bình quân của ngành.

Hạn chế vốn có của bản thân thủ tục phân tích:

Bản thân thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán chưa được có một hệ thống các chỉ tiêu hay tỷ suất trọn vẹn, hợp lý để đánh giá hiệu quả một hiện tượng kinh tế.

Hệ thống kiểm soát nội bộ không hữu hiệu:

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ đã chỉ rõ: mỗi HTKSNB dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là những hạn chế cố hữu của nó. Điều đó cảnh báo rằng KTV không được đặt niềm tin quá lớn vào tính hữu hiệu của hệ thống này. Hơn nữa ngay cả khi hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu lực, thủ tục phân tích còn có thể giúp công ty kiểm toán giảm bớt các thủ nghiệm kiểm toán khác. Và do vậy tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Vì vậy sự cần thiết phải thực hiện và phát huy tối đa tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC nhằm hạn chế những rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là một điều tất yếu và cần thiết.

Thời gian của cuộc kiểm toán:

Trong một số cuộc kiểm toán có quy mô nhỏ, số KTV được bố trí khoảng vài ba người, kế hoạch giao phó là phải hoàn tất cuộc kiểm toán trong vòng ba bốn ngày và cố gắng phát hành báo cáo kiểm toán một tuần sau đó. Sự thiếu hụt về nhân lực, sự bó buộc về thời gian và sức ép hoàn thành kế hoạch khiến cho KTV nhiều khi không thể thực hiện trọn vẹn và kỹ lưỡng các thủ tục phân tích thiết yếu.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía Công ty:

- Công tác kế hoạch chưa được quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh.

- Tầm quan trọng và thiết thực của thủ tục phân tích chưa thực sự được đề cao, có chăng nó chỉ là thủ tục bổ trợ bên cạnh thủ tục kiểm tra chi tiết. Quan niệm này không chỉ có ở chính các KTV thực hiện kiểm toán mà ngay cả lãnh đạo Công ty cũng nhìn nhận như vậy.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ KTV:

Đặc điểm này hạn chế tác dụng của nhiều phương pháp kiểm toán khác trong đó có cả thủ tục phân tích. Trong một số cuộc kiểm toán, một số KTV tham gia còn thiếu kinh nghiệm, chuyên môn nghề nghiệp còn non nớt nếu không có sự bổ trợ của trưởng nhóm kiểm toán sẽ có thể đưa ra kết luận thiếu chính xác.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w