- Tỷ suất đầu tư tăng lên điều đó cho biết Công ty đang chú trọng đầu tư vào TSCĐ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị và các đơn vị trực thuộc.
5 Doanhthu cho thuê mặt bằng
2.1.2.3 Thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Việc vận dụng thủ tục phân tích soát xét được thực hiện để KTV kiểm tra lại tính chính xác, độ phù hợp của các con số trên BCTC của đơn vị.
Ở buớc này, KTV tiến hành so sánh số liệu đã được điều chỉnh sau thủ tục phân tích chi tiết với số liệu đã được kiểm toán của năm 2006
Bảng 2.26: Kết quả phân tích soát xét báo cáo tài chính XYZ-2007
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM
Vietnam auditing and evalution company Stc: A860
Client/khánh hàng: Cổ phần XYZ Prepare/Người lập : PHS Date:10/02/2008 Period/kỳ: Năm tài chính 2007 Reviewed by/người soát xét: TQT Date: 19/02/2008 Subject/Nội dung: Phân tích soát xét Reviewed by/người soát xét : Date
………
Kết quả phân tích soát xét Bảng cân đối kế toán:
Tiền của Công ty tăng nhẹ 3.252.707.768đ tương đương với 5.23% đó là do cả tiền mặt và tiền gửi của đơn vị tăng lên. Tiền tăng lên do trong năm 2007, hoạt động kinh doanh của đơn vị được mở rộng, doanh thu tăng lên, điều này là hợp lý.
Khoản phải thu tăng lên 2.436.882.528 đ tương đương với 61,6% trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng tăng 284,4
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên 2.390.418.211đ tương đương với 34.9% là do:
Một số công trình xây dựng cơ bản từ năm 2006 đã hoàn thành bàn giao, đã có biên bản quyết toán A-B nhưng Công ty chưa kết chuyển tăng nguyên giá TSCĐ mà vẫn treo trên XDCB dở dang.
Trong khi hạch toán khoản mục XDCB dở dang, kế toán tại văn phòng Công ty đã hạch toán vào TK 241 khoản chi phí khai trương giá trị 77.427.185 đồng, chi phí thành lập
Công ty 112.598.319 đồng, chi phí sửa chữa xe ô tô 5.311.323 đồng
HTK tăng 3.046.103.160đ tương đương với 24,7%, HTK của đơn vị chủ yếu là công cụ dụng cụ và hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị, khi doanh thu về cung cấp dịch vụ tăng, HTK tăng là lẽ dĩ nhiên để đáp ứng các dịch vụ theo yêu cầu. KTV đã tìm hiểu và xác nhận điều này là hợp lý.
Kết qủa phân tích soát xét BCKQKD
Doanh thu tăng lên 18.878.198.130đ tuơng ứng 76,71% đó là do Công ty mở thêm các chi nhánh tại các tỉnh trên cả nước, hoạt động kinh doanh được mở rộng, thị
trường lớn nhờ đó doanh thu tăng lên đáng kể.
Giá vốn hàng bán tăng 18.222.844.560đ tương ứng với 80,5% điều này hoàn toàn phù hợp với việc tăng doanh thu, mặc dù giá vốn có tăng cao hơn so với doanh thu đó là do tại các chi nhánh mới mở Công ty có chính sách khuyến mãi về giá để thu hút khách hàng.
Doanh thu tài chính giảm 79.700.160đ tương ứng với 54,42% phù hợp với chi phí hoạt động tài chính giảm -21.538.254đ tương ứng 64,13%
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 1.459.844.583đ tương ứng 104,73%. Đây là khoản gia tăng đáng kể trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, đơn vị chi lương cho nhân viên quản lý tại các chi nhánh mới mở và các chi phí quản lý tương ứng vận hành các chi nhánh này. Khoản tăng này như vậy là hợp lý.
Thu nhập khác giảm đi 142.615.159đ tương ứng với 90,49% phù hợp với chi phí khác giảm đi90,45%
Kết luận chung:
Qua phân tích, KTV nhận thấy rằng những vấn đề cần chú ý, các khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro được phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đều đã được giải thích hợp lý.
Do sự hạn chế về thời gian và trong giới hạn của khóa luận, với hai khách hàng ABC và XYZ em chỉ thực hiện đi sâu vào phân tích chi tiết hai khoản mục trên BCKQKD là giá vốn hàng bán và doanh thu mà không trình bày cụ thể việc vận dụng thủ tục phân tích các khoản mục khác cũng khá trọng yếu trên báo cáo này và trên BCĐKT. Em thiết nghĩ việc vận dụng thủ tục phân tích đối với các khoản mục trên BCKQKD sẽ cho kết quả phân tích có độ tin cậy cao hơn so với việc phân tích các khoản mục trên BCKQKD vì nó phản ánh số liệu tích lũy trong cả năm kinh doanh của khách hàng. Trong khi đó các khoản mục trên BCĐKT chỉ phản ánh thực trạng tài chính của đơn vị tại thời điểm đầu và cuối năm. Hơn nữa, thực hiện phân tích đối với các khoản mục này cũng thể hiện đầy đủ hơn các giai đoạn vận dụng của thủ tục phân tích trong kiểm toán tài
chính. Nói chung, tại VAE các khoản mục trên BCĐKT cũng được thực hiện phân tích nhưng chủ yếu là phân tích tỷ suất để đánh giá khả năng thanh toán, cấu trúc tài chính, khả năng hoạt động liên tục của khách hàng, hay là khả năng sinh lời..