Các giải pháp khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU

Một phần của tài liệu Luận văn “ Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới “ (Trang 53 - 57)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG

3. Các giải pháp khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU

3.1. Đa dạng hóa các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, vấn đề kết hợp xuất nhập khẩu và vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán quốc tế nhập khẩu và vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán quốc tế

Kết hợp việc củng cố vị trí cho các tập đoàn xuất khẩu lớn với việc giúp

đỡ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xuất khẩu hàng thủy sản. Thực ra

việc kết hợp này sẽ phát huy được lợi thế của các doanh nghiệp trong sản xuất

chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. Bởi vì, nếu chỉ tập trung hỗ trợ các tập đoàn lớn thì điều kiện đầu tư, đổi mới trang thiết bị sẽ tốt hơn và việc đào tạo sẽ tập trung hơn...

Do vậy, các tập đoàn lớn có thể trở thành đầu tàu để đẩy mạnh xuất khẩu

thủy sản nhưng các tập đoàn lớn thường khó thích ứng trước những biến đổi thất

thường và những yêu cầu rất đa dạng, phong phú của thị trường cá biệt nên

thường thường các doanh nghiệp nhỏ lại có tính linh hoạt và dễ thích ứng hơn.

Hơn nữa, đặc điểm của Việt Nam là kinh tế hộ gia đình, các xí nghiệp vừa và nhỏ càng trở nên cần thiết để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài

ra, đó còn là sự kết hợp xuất khẩu hàng thủy sản với nhập khẩu máy móc thiết bị

phục vụ cho sản xuất chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.

Ngoài việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp hàng thủy sản ra nước

ngoài, có thể ký gửi bán hàng thủy sản của Việt Nam ở nước ngoài hay sử dụng

mạng lưới phân phối hàng thủy sản nước ngoài làm đại lý, môi giới bán hàng...

Hay việc nghiên cứu triển khai ác phương thức bán hàng theo điều kiện CIF thay

cho việc bán FOB... Việc kết hợp xuất nhập và linh hoạt áp dụng các phương

thức mua bán hàng quốc tế sẽ mở ra những cơ hội mới cho xuất khẩu thủy sản

sang thị trường EU cũng như sang tất các thị trường.

3.2. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản

Yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu vẫn là

yếu tố con người. Việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản thông qua

việc nâng cao trình độ văn hóa và tay nghề cho ngư dân, đào tạo mới và đào tạo

lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và cán bộ thị trường để có đủ năng

lực và thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường có điều tiết là chìa khóa cho sự thành công của chiến lược xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trong

thời gian tới, bởi vì: các biện pháp khuyến khích của Nhà nước ngay cả khi được

xác định một cách khoa học và đúng đắn cũng chỉ là điều kiện cần cho xuất

khẩu, trách nhiệm cuối cùng cũng như khả năng tận dụng mọi ưu đãi đó để chào

bán các sản phẩm có tính cạnh tranh cao để mở rộng thị trường xuất khẩu lại

thuộc về bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng như những nỗ lực chủ quan

chỉ ở qui mô doanh nghiệp mà còn ở cả qui mô quốc gia và quốc tế. Vì vậy,

phương châm Nhà nước và nhân dân cùng tham gia đầu tư cho việc xây dựng

nguồn nhân lực sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, trợ giúp kĩ thuật và tài chính

của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực

cho việc phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong

những năm tới.

3.3. Chỉ đạo đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. khẩu.

Sức ì của các doanh nghiệp quốc doanh đã làm chậm đáng kể bước

tiến của ngành thủy sản xuất khẩu khi mà có đến 80% doanh nghiệp chế biến

thủy sản là doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp này phần lớn do thiếu

vốn nên tiến độ đổi mới công nghệ và đổi mới phương thức quản lý ngành, nhất

là quản lý chất lượng diễn ra chậm. Tình trạng thụ động ngồi chờ khách hàng, ít

đầu tư cho công tác tiếp thị, quảng cáo... là phổ biến, ngược lại hẳn với khối

doanh nghiệp tư nhân hết sức năng động và có khả năng cạnh tranh cao trong

xuất khẩu thủy sản.

Để nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất-kinh doanh, phát huy

tính năng động trong việc đa dạng hóa sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ,

Nhà nước cần xếp ngành chế biến thủy sản vào diện ưu tiên cổ phần hóa và đẩy

KẾT LUẬN

Thủy sản là một mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong những mặt hàng

xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong thời gian qua, xuất khẩu thủy sản đã đạt

được những thành tựu rất đáng kể trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của

Việt Nam.

Đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân

các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, phải kể đến sự tác động của hệ thống

chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Nhà nước đã áp dụng trong

thời gian qua và xuất khẩu thủy sản sang EU không nằm ngoài sự tác động đó.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU cũng như sang các thị trường khác vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn

gây trở ngại không nhỏ cho việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU trong những

năm tới, đòi hỏi sự cố gắng vượt bậc, sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, điều

này là hết sức cần thiết và cực kì quan trọng.

Đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, nhất quán, hiệu quả giữa các cơ

quan hữu quan và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong việc thực thi các

chính sách vĩ mô của Nhà nước cũng như những qui chế, những yêu cầu của thị trường EU.

* Hà Nội năm 2002.

Sinh viên ĐH-KTQD

Nguyễn Ngọc Linh.

Một phần của tài liệu Luận văn “ Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới “ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)