EU TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Những thành tựu đạt được
Việt Nam hiện là nước thứ 29 trên thế giới, đứng thứ 4 trong khối
ASEAN về xuất khẩu thủy sản và mặt hàng thủy sản của Việt Nam hiện đã xuất
khẩu được sang hơn 50 nước và khu vực.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm
qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, cụ thể là :
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng lên qua các
năm, từ mức chỉ chiếm tỷ trọng dưới 10% trong tổng giá trị xuất khẩu
thủy sản (năm 1997) thì nay tỷ trọng này đã tăng lên rất đáng kể (11,3% vào năm 1998).
Thủy sản của Việt Nam đã và đang được ưa chuộng ở khắp các
thị trường, trong đó có EU. Thủy sản Việt Nam đã khẳng định được vị trí
của mình trên thị trường này ngày một mạnh mẽ, trở nên quen thuộc đối
với người tiêu dùng EU.
Thị phần xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU đã tăng lên rất
đáng kể, từ mức 11% năm 1997 lên 18% năm 1998 trong tổng kim ngạch
xuất khẩu.
EU luôn là một trong 3 thị trường hàng đầu của thủy sản Việt Nam, luôn đứng vị trí thứ 2 sau Nhật Bản trong việc nhập khẩu thủy sản
Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam như: tôm, nhuyễn thể chân đầu, cá đáy, cá nước ngọt thịt trắng ít xương; các sản phẩm truyền thống
như: nước mắm, bánh phồng tôm, cua, ghẹ, tôm và đặc biệt là tôm sú đã
đang và sẽ có sức cạnh tranh rất cao trong EU trong thời gian tới.
Xuất khẩu thủy sản sang EU nói riêng hay ra các thị trường trên
thế giới trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ trong việc tăng thu
ngoại tệ cho đất nước, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đồng thời xuất khẩu thủy sản nói chung đã góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định
đời sống cho nhiều vùng nông thôn ven biển.
Đã đạt được sự ưu đãi về thuế của EU: theo qui chế mới của EU
bắt đầu từ tháng 7/1999 đến tháng 12/2000 thì hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam thuộc nhóm hàng khuyến khích nhập khẩu nên sẽ được hưởng mức thuế bằng 35% mức thuế Tối huệ quốc.
Ủy ban Thú y thường trực của EU đã bỏ phiếu nhất trí đưa Việt
Nam vào danh sách 1(ngày 20/10/1999) được phép xuất khẩu thủy sản
vào EU ở cấp liên minh và ngày 16/11/1999 EU đã chấp thuận 18/33
doanh nghiệp đã kiểm tra đủ điều kiện. Cũng theo quyết định này, tổ chức
của Việt Nam có thẩm quyền trong việc chứng nhận chất lượng, điều kiện
vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản (NAFIQACEN). Điều
này khẳng định uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Nam, uy tín về chất lượng của các mặt hàng thủy sản và uy tín của NAFIQACEN trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam đang có 29 doanh
nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào EU. Các doanh nghiệp còn lại
muốn xuất khẩu sang EU, không còn con đường nào khác ngoài việc phải
thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn của
EU.
Ngày 10/5/2000, Ủy ban Châu Âu đã ra quyết định cho phép
Việt Nam xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài da gai, loài có vỏ và chân bụng biển từ Việt Nam. Việc được vào nhóm 1 các nước xuất khẩu
nhuyễn thể sang EU sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản Việt Nam.
Được sự hỗ trợ của dự án SEAQIP nhằm giúp đỡ các nhà máy
Việt Nam đã mở gian hàng thủy sản đầu tiên tại Hội chợ thủy
sản quốc tế Bruc-xen với sự tham gia của 11 doanh nghiệp.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam mặc dù mới
thành lập nhưng đã có đóng góp tích cực trong việc mở rộng thị trường,
tăng khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế
giới.
Nhiều nhà máy chế biến thủy sản đã đầu tư theo chiều sâu, nâng
cấp điều kiện sản xuất, thực hiện quản lý chất lượng theo HACCP, nên hiện nay đã có 60 cơ sở áp dụng HACCP và 33 cơ sở chế biến đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu vào EU.
2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà xuất khẩu thủy sản sang EU đạt được trong những năm qua, không phải là tất cả đều thuận lợi, vẫn còn những
khó khăn, những vướng mắc đang tồn tại đòi hỏi được khắc phục càng sớm càng
tốt, cụ thể là:
Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU phần lớn là thông qua các công ty của ASEAN như Singapore, Thái lan và Hồng Kông.
Chủng loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu là tôm, mực đông lạnh sơ chế, tỷ lệ sản phẩm có giá trị cao gia tăng thấp chủ yếu là xuất nguyên liệu.
Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU cũng như vào các
thị trường khác có sự mất cân đối (hơn 90% là dạng sản phẩm tươi, ướp
đông, đông lạnh). Điều này làm mất lợi thế cạnh tranh của thủy sản nước
ta, cũng như sự yếu kém của công nghệ chế biến thủy sản.
Giá cả sản phẩm xuất khẩu nhìn chung là thấp (chỉ bằng khoảng
70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Inđônêxia) nhưng vẫn
không cạnh tranh nổi với hàng của các nước xuất khẩu khác.
Số lượng doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản sang EU và số
doanh nghiệp thực hiện theo tiêu chuẩn GMP và HACCP còn quá ít.Vẫn
còn hàng trăm doanh nghiệp chưa đổi mới được công nghệ, cải thiện điều
kiện sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, chưa được các đoàn thanh
tra của Châu Âu chấp nhận. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn
Nhiều doanh nghiệp chế biến không có khả năng tài chính để
thay đổi công nghệ và các điều kiện tiêu chuẩn theo GMP và HACCP, để
có thể chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang EU.
Giữa các doanh nghiệp xuất khẩu đã không có được sự cạnh tranh lành mạnh, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam
khi sang thị trường EU nói riêng, cũng như sang tất cả các thị trường
khác.
Nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu còn bị thiếu trầm
trọng, các nhà máy chế biến mới chỉ sử dụng hết 60-70% công suất,
nguồn nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, do đó ảnh hưởng đến sản phẩm chế biến cho xuất khẩu.
Hàng thủy sản của Việt Nam vào EU, bên cạnh những yêu cầu
về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh thực phẩm, mã số nhập khẩu (Code)...,
thuế nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU còn cao hơn một số
nước. Thuế suất EU đang áp dụng cho Việt Nam là 6%, trong khi đó Bănglađét là 0% và Ấn Độ chỉ khoảng 3%. Điều này đã làm giảm sức
cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trong thị trường EU.
Trình độ khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu
kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thủy
sản không đạt được hiệu quả mong muốn vì quá thấp.
Cơ sở hạ tầng nghề cá còn yếu kém nên không đáp ứng được nhu
cầu tổ chức bảo quản sau thu hoạch, số lượng tàu thuyền nhỏ dưới 90 CV
còn chiếm tỷ trọng cao từ 65-70%.
Mối quan hệ hữu cơ giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu
thụ chưa được liên kết chặt chẽ để tạo một chiến lược sản phẩm xuyên
suốt qua tất các khâu. Các doanh nghiệp chế biến chưa coi việc góp phần
thúc đẩy sản xuất nguyên liệu là trách nhiệm của mình.
Chưa có được một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG NHỮNG NĂM TỚI