Gắn giáo dục đạo đức với hoạt động kinh tế, mang lại hiệu quả cao

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep ve dao duc (Trang 74 - 82)

Hiện nay trong giai đoạn phát triển mới, cùng với việc đặt phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, Đảng khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người, đặc biệt là thế hệ trẻ của tương lai có vai trò là nền tảng tinh thần, động lực phát triển đạo đức. Giáo dục đạo đức là một trong những biện pháp đảm bảo ổn định xã hội, tạo điều kiện phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì thế phát huy mạnh mẽ chuẩn mực đạo đức mới, như năng động, sáng tạo, quyết tâm không chịu đói nghèo, đưa đất nước tiến lên cùng thời đại... là động lực tinh thần to lớn để đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Tăng cường các hoạt động học tập, trao đổi những mô hình, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, làm giàu. Cần có những hình thức để biểu dương, tôn vinh những điển hình làm kinh tế giỏi; cổ vũ, động viên hội viên, thanh niên tích cực tham gia các dự án phát triển kinh tế của Trung ương và địa phương. Nâng cao năng lực lập các dự án khả thi để phát triển kinh tế cho hội viên, thanh niên.

Phát động tất cả các cơ sở Hội phong trào giúp hội viên thoát nghèo. Đẩy mạnh phong trào “tiết kiệm để tích luỹ” trong thanh niên, thông qua các hoạt động liên kết để tạo vốn cho thanh niên phát triển sản xuất, tổ chức các mô hình chi hội, đội, nhóm để thanh niên liên kết giúp nhau vốn, kiến thức, kinh nghiệm làm kinh tế.

Vận động “Thanh niên làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia xoá đói giảm nghèo” được các cấp bộ Hội tích cực triển khai đặc biệt là các hoạt động tăng cường nguồn lực cho hội viên, thanh niên phát triển kinh tế như vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hưởng ứng có hiệu quả phong trào "4 mới", "Sáng tạo trẻ" gắn với các mô hình hoạt động của Hội. Cuộc vận động đã đáp ứng kịp thời nhu cầu làm giàu chính đáng của thanh niên, phù hợp với sự phát triển kinh tế của thanh niên ở nhiều tỉnh, thành Hội trong giai đoạn hiện nay. Đây là giai đoạn mà sự hỗ trợ của Hội giúp thanh niên làm kinh tế sôi nổi nhất, số lượng thanh niên tham gia làm kinh tế đông nhất, năng động nhất, mang lại kết quả cao nhất từ trước tới nay. Thanh niên đã tự tìm đến với tổ chức Hội để vay vốn, để được tư vấn nghề, để giới thiệu việc làm, học nghề. Việc chủ động, sáng tạo trong các giải pháp thực hiện tìm nguồn vốn, tìm mô hình hoạt động kinh tế thanh niên, tìm đến các tổ chức đoàn thể chính trị, doanh nghiệp để có nguồn hỗ trợ cho thanh niên làm kinh tế đã mang lại kết quả khả quan, tạo uy tín cho tổ chức Hội.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đang tạo ra điều kiện mới để phát triển, xã hội muốn giàu mạnh, kinh tế phát triển, mỗi cá nhân muốn thành đạt, phải biết năng động, sáng tạo, có kỹ thuật, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đòi hỏi chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy các giá trị mới, phải tôn trọng chữ “tín”, có lương tâm nghề nghiệp, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa. Đó là những yêu

cầu và giá trị đạo đức cần phải xây dựng trong kinh tế thị trường.

Thường xuyên tổ chức triển khai các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan học hỏi mô hình trong sản xuất, kinh doanh. Thông qua các hoạt động tập huấn, phối hợp với các ngành hỗ trợ thanh niên tiếp nhận tiến bộ khoa học công nghệ mới; nâng cao năng lực lập các dự án phát triển kinh tế. Cổ vũ, động viên hội viên, thanh niên tích cực tham gia các dự án phát triển kinh tế do Đoàn, Hội tổ chức; tích cực chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng mô hình câu lạc bộ “Thanh niên làm kinh tế giỏi’’, phong trào "Sáng tạo

trẻ", tham gia đội hình "Thanh niên xung phong" để tạo việc làm cho thanh niên, đảm

nhận thực hiện các dự án kinh tế của các địa phương. Đặc biệt các cấp Hội đã linh hoạt phối hợp tổ chức các hoạt động nhằm nhân rộng điển hình gắn với truyền thông trực quan, góp phần nhân rộng nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả đem lại giá trị kinh tế cao.

PHẦN KẾT LUẬN



Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục đạo đức thanh niên là một hệ thống hoàn chỉnh. Những quan điểm đó thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đối với thanh niên, thể hiện một tầm nhìn chiến lược đối với lực lượng quan trọng này. Ngày nay, trong bối cảnh mới, thời đại của hội nhập và phát triển, trong công tác Đoàn thanh niên, những quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa chỉ đạo hoạt động của chúng ta trong công tác lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn. Trung thành và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người trong công tác giáo dục đạo đức thanh niên, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào những cống hiến to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đảng và nhà nước ta đã luôn quan tâm đến vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngày nay, lực lượng thanh niên càng phải được quan tâm hơn nữa, đồng thời thanh niên cũng phải tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong thời kì mới. Công cuộc đổi mới có thành công hay không, Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, có khẳng định được vị thế và bản lĩnh của mình trước cộng đồng quốc tế hay không là tùy thuộc rất nhiều vào lực lượng thanh niên, vào việc rèn luyện và bồi dưỡng cho các thế hệ thanh niên. Khi đến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 2- 2002, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã phát biểu trước sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội rằng: “Tương lai tươi đẹp cần thanh niên tạo ra. Tương lai thuộc về thanh niên”. Như vậy thanh niên là rường cột của

nước nhà, không chỉ là lực lượng chủ yếu và quan trọng của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, mà còn là người mang ý chí, khát vọng của cả đất nước, dân tộc đi vào tương lai. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Từ những ngày đầu cách mạng, Đảng và Bác Hồ đã đề cao vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên, xác định thanh niên là đội quân xung kích của cách mạng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng. Cho nên, trước lúc đi xa, trong Di chúc, Bác căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Ngày nay trước những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên, khiến cho không ít thanh niên chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một số thanh niên mơ hồ về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, xuất hiện một bộ phận thanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết. Cá biệt có một số thanh niên phạm vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Vì thế việc nghiên cứu các giá trị đạo đức và nâng cao công tác giáo dục đạo đức thanh niên là điều cấp bách. Do đó, hơn bao giờ hết, toàn Đảng và toàn dân ta càng phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ; coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, bởi nó liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên''.

Vận dụng những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức thanh niên, từ những định hướng có tính nguyên tắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đề tài của chúng tôi đã khái quát thực trạng lối sống đạo đức của thanh niên, các động thái cũng như những xu hướng đạo đức của lớp trẻ và từ đó đã nêu lên một số giải pháp cụ thể để giáo dục đạo đức cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay góp phần bồi dưỡng thế hệ thanh niên phát triển toàn diện để xứng danh là chủ tương lai đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



[1]. TS Lê Hữu Ái ( chủ biên) THS. Ngô Văn Hà, THS. Lê Thị Tuyết Ba (2008), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục đạo đức thanh niên hiện nay, Nhà xuất bản, Đà Nẵng.

[2]. Nguyễn Viết Anh (2007), Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học sư phạm Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay, đề tài khóa luận tôt nghiệp, Đồng Tháp.

[3]. Ban Tuyên Giáo Tỉnh Đồng Tháp (2008), Báo cáo kết quả điều tra xã hội học về thực trạng tư tưởng, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.

[4]. Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[5]. Ban tuyên giáo Trung Ương (2009), Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

[6]. Bộ giáo dục và đào tạo vụ công tác chính trị và học sinh (1991), Đạo đức học, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

[7]. Đặng Quốc Bảo (1981), mấy vấn đề cơ bản về công tác thanh niên hiện nay, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.

[8]. Đặng Quốc Bảo (1982), Thanh niên và công tác thanh niên trong cách mạng XHCN ở nước ta, Nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội.

[9]. C.Mac và Ph. Ăngghen, V.I.Lênin, I.V.Xta-lin (1978), Về thanh niên, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội.

[10]. C.Mac và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.

thanh niên ta, Nhà xuất bản sự thật.

[12]. Chu Xuân Diên (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh.

[13]. Dương Tự Đam (1999), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay, Nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội.

[14]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung Ương khoá X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[16]. Nguyễn Văn Hiển (2008), Chỉ thị về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, Bộ Giáo Dục- Đào Tạo, Hà Nội.

[17]. Tố Hữu (1980), Công tác giáo dục và sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.

[18]. Nguyễn Văn Lê – Nguyễn Sinh Huy (2001), Giáo dục đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

[19]. Hồ Chí Minh (1977), Về đạo đức cách mạng, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội. [20]. Hồ Chí Minh (1978), Về vai trò và nhiệm vụ của thanh niên, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.

[21]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. [22]. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [23]. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 10, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[24]. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 12, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[25]. Lê Hải Triều, Nguyễn Tiến Hải, Đặng Việt Thủy, Nguyễn Thúy Cúc, Lê Viên Lan Hương, Giang Tuyết Minh (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về các giá trị văn hóa cơ bản của ĐCS Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội.

[26]. Văn Tùng (1999). Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nhà xuất bản thanh niên.

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep ve dao duc (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w