Kết hợp giáo dục đạo đức truyền thống và những giá trị

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep ve dao duc (Trang 68 - 70)

Đối với Việt Nam, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các giá trị đạo đức trong truyền thống và hiện đại vẫn giữ một vai trò quan trọng. Công nghiệp hóa là một quá trình tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại.

Dân tộc ta vẫn rất đổi tự hào là một dân tộc đang lưu giữ biết bao truyền thống tốt đẹp. Giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên không phải là bắt thanh niên phải

hoài cổ, phục cổ mà truyền thống là bản sắc dân tộc cần giáo dục sao cho thanh niên phải biết lưu giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thống là bản sắc dân tộc. Đạo đức truyền thống là nền tảng để xây dựng những giá trị đạo đức mới cho thanh niên. Trong thời đại kinh tế thị trường, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, thanh niên có rất nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau.

Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay. Cho thấy, giáo dục đạo đức truyền thống và đạo đức mới cần phải đi đôi với nhau, bởi vì quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ gắn bó với nhau, quá khứ tốt đẹp luôn là bệ đỡ cho hiện tại phát triển đúng hướng.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền thống kết hợp với việc thanh niên tiếp cận giá trị đạo đức mới được các cấp bộ Hội tập trung tuyên truyền, tổ chức các đợt hoạt động chào mừng kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước với nhiều hình thức sôi nổi, thiết thực. Nhiều hoạt động như du khảo về nguồn, nói chuyện truyền thống, giao lưu với nhân chứng lịch sử, tổ chức các đêm hội, lễ hội văn hoá, viếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm và tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng, tuyên dương gương “Thanh

niên sống đẹp’’, “Thanh niên tiên tiến’’, toạ đàm với các chủ đề “Lý tưởng của thanh niên ngày nay’’,“Thanh niên ngày nay làm gì để phụng sự Tổ quốc’’, “Tiếp lửa truyền thống- Mãi mãi tuổi hai mươi’’ thực hiện cuộc vận động “Dân ta phải biết sử ta” gắn

với việc tham gia cuộc thi “Việt Nam – những trang sử vàng”; sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với chủ đề “Hành trình về với Thăng Long nghìn năm văn hiến”, đã thu hút hàng trăm nghìn lượt hội viên, thanh niên tham gia, qua đó đã góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục lối sống, nếp sống văn hoá cho cán bộ, hội viên, thanh niên.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thời đại, có nhiều biến động phức tạp trong cuộc sống chỉ có những thanh niên hình thành cho mình một nền tảng đạo đức

vững chắc mới có thể nhận ra được giá trị đích thực của cuộc sống và tự thấy mình nổ lực hơn nữa để bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng ấy. Và chỉ trên cơ sở một nền tảng đạo đức vững chắc mới giúp họ đủ điều kiện để tiếp nhận những giá trị đạo đức mới đang được đặt ra hàng ngày, hàng giờ. Điều đó có nghĩa là những thanh niên nếu chưa nhận thức được bản chất của vấn đề. Nếu không hoặc chưa tiếp nhận đầy đủ những giá trị đầy đủ những giá trị đạo đức truyền thống sẽ dẫn đến nhằm lẫn trong việc phân biệt các giá trị và cho rằng truyền thống là cái lỗi thời, lạc hậu, cái đã qua. Thanh niên sống ở thời nào thì chịu sự chi phối của thời đó, thời đại sẽ tạo ra con người của thời đại không liên quan gì đến quá khứ. Đó là nhận thức rất sai lầm, quan niệm đó đẩy họ rời xa lao động chỉ biết hưởng thụ ngại khó, ngại khổ, ngại rèn luyện và tu dưỡng. Vì thế việc kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức truyền thống và giáo dục những giá trị đạo đức mới ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep ve dao duc (Trang 68 - 70)