Thông qua hình thức nêu gương người tốt việc tốt, những tấm gương

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep ve dao duc (Trang 64 - 66)

điển hình trong học tập và lao động

Đương thời, bác Hồ thường sử dụng gương “người tốt việc tốt” để giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên và quần chúng nhân dân. Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên phải đi đôi với sự gương mẫu của người làm công tác giáo dục, cán bộ Tuyên giáo, cán bộ Đoàn, Hội, của đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong nhà trường. Những người làm công tác giáo dục có gương mẫu trong lối sống, sinh hoạt, ứng xử hàng ngày, trong việc thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan thì những vấn đề nêu lên nhằm giáo dục đạo đức cho thanh niên mới có sức thuyết phục. Nếu đội ngũ cán bộ công nhân viên trong

nhà trường, những thế hệ đi trước không gương mẫu trong đạo đức, lối sống thì dù có nói về đạo đức với thanh niên có đúng, có hay cũng không thuyết phục được họ.

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người viết: “Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Trong cuộc sống, trong việc làm... Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu. Phương pháp làm gương là một biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Người dạy: “Mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá”[26, tr.121].

Các cán bộ Đảng viên, thầy giáo, bằng lối sống trong sáng, tận tụy trong công việc, bằng vốn hiểu biết sâu rộng, bằng sự công minh có tình có lý trong đối xử với thanh niên, sẽ có tác dụng cảm hóa, hình thành nhân cách tốt cho thanh niên. Công tác thi đua khen thưởng phải kịp thời nhằm khuyến khích những thanh niên có thành tích trong các phong trào học tập, rèn luyện về nhiều mặt cũng là một hình thức nêu gương. Chúng tôi cho rằng, nêu gương đúng, hợp lý sẽ có tác dụng to lớn hơn nhiều so với lối lý thuyết một chiều, xơ cứng.

Giáo dục đạo đức bằng hình thức nêu gương tức một mặt phải lấy những tấm gương điển hình trong công tác học tập, lối sống, trong các phong trào nói chung để tuyên truyền, giáo dục cho tất cả mọi người, cho toàn thể xã hội, để mọi người có dịp học hỏi kinh nghiệm, tự soi xét mình và từ đó có dịp sửa chữa những lỗi lầm, khuyết điểm của mình và làm theo những tấm gương người tốt việc tốt. Mặt khác, phải động viên khuyến khích mỗi người có ý thức tự rèn luyện, phấn đấu để tự mình trở thành một tấm gương sáng về đạo đức. Hồ Chủ Tịch đã chỉ rõ, đối với quần chúng nhân dân “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [22, tr. 263]. Theo người thì mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở và phần xấu mất dần đi. Lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất hướng con người làm điều thiện, từ bỏ điều ác.

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep ve dao duc (Trang 64 - 66)