Phương châm và phương pháp giáo dục đạo đức thanh niên

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep ve dao duc (Trang 30 - 62)

Kế tục và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn và cao cả đó của Người, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp Hành Trung ương khoá VIII đã xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là “nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn

của Bác Hồ. Và mới đây, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.

Để thực hiện có hiệu quả các nội dung giáo dục nêu trên, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải đề ra được những phương châm, phương pháp tiến hành giáo dục thanh niên một cách đúng đắn và khoa học. Nói cách khác phải có công nghệ “trồng người” phù hợp với thực tế nước ta, phù hợp đặc thù của thanh niên nước ta. Những phương châm và phương pháp cơ bản trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên:

1.2.5.1. Học đi đôi với hành

Hồ Chí Minh đã nêu lên một phương châm rất cơ bản về giáo dục thanh niên, đó là: phải kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Theo Người, học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức, luôn gắn bó khắn khít với nhau. Hành bản thân nó là một phương pháp học. Hành không chỉ là vận dụng những điều đã học, mà còn là nguồn gốc của tri thức mới, là biện pháp rèn luyện con người một cách toàn diện, dẫn đến sự xác minh tri thức, lòng quyết tâm thực hiện những điều đã học, một khi những điều đó được công nhận là chân lý. Chính vì vậy, Người luôn khuyên thanh niên: “Học thì phải hành, học để hành, học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Học đi đôi với hành cho phép cùng một lúc hình thành cả tri thức và kỹ năng, hành trở thành một hình thức chính của học, quá trình học xảy ra trong chính quá trình hành.

Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn giáo viên và học sinh cần gắn việc dạy học với thực tế của cuộc sống, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học sinh cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân. Người phê phán lối dạy sách vở, biến con người thành những con mọt sách, lối nói suông văn hoa chữ nghĩa mà không có tác dụng gì. Việc học tập phải tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ trong nhà trường, trong sách vở mà còn học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn, học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, học tập trong kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại.

Cũng trong sự kết hợp học với hành, Hồ Chí Minh còn chú trọng đến sự kết hợp nâng cao nhận thức với rèn luyện ý chí, bồi dưỡng thanh niên trở thành những người cán bộ tốt cho cách mạng. Người khuyên thanh niên cố gắng học tập và học thì phải hành, chỉ học thuộc lòng để lòe thiên hạ thì kiến thức ấy cũng vô ích. Khi nói chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người khuyên: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. Đây là một sự chuyển hướng cơ bản, cách mạng về phương châm đào tạo và là một đặc trưng cơ bản, chủ yếu để phân biệt nhà trường mới với nhà trường dưới chế độ thực dân phong kiến.

Trong giáo dục, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc bồi dưỡng lý luận cho thanh niên, nhằm mục đích nâng cao nhận thức để vận dụng vào thực tiễn chứ không phải học lý luận vì lý luận. Nắm chắc được mục đích đó, chính là để xác định động cơ học tập đúng đắn cho thanh niên. Vì theo Người: Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử còn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước. Như vậy, quan niệm lý luận của Hồ Chí Minh đã hàm chứa trong nó yếu tố thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thể hiện được mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận cũng như yếu tố kế thừa của lý luận.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm giáo dục thanh niên học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thanh niên cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn”. Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, và thanh niên nói chung. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.

Môi trường giáo dục gia đình rất quan trọng, đặt cơ sở nền mống đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Có thể nói “người mẹ là người thầy giáo đầu tiên”, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và làm nảy nở những tâm hồn tốt đẹp. Hoàn cảnh điều kiện sống, bầu không khí văn hóa và các quan hệ trong gia đình thường xuyên tác động ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

Giáo dục xã hội có vai trò hỗ trợ giáo dục nhà trường, gia đình bằng các hình thức đa dạng, phong phú. Các quan hệ xã hội thường xuyên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều kênh đến các cá nhân. Các ảnh hưởng tác động của xã hội đến cá nhân theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực, những tác động tiêu cực của xã hội có khi làm giảm hoặc trái ngược với giáo dục của nhà trường.

Khi miền Bắc đã giải phóng, Hồ Chí Minh đã viết: “Tôi cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”.

Các đoàn thể là một yếu tố quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, nhất là Đoàn thanh niên. Vì vậy, Hồ Chí Minh viết: Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa. Trường học, gia đình và các đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên.

Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan để kịp thời xử lý thông tin thường xuyên, đột xuất liên quan đến học sinh, sinh viên. Phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi lành mạnh trong nhà trường và tại địa phương, đặc biệt vào các dịp khai giảng, kết thúc học kỳ, kết thúc năm học, nghỉ hè hằng năm.

Nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến từ phía gia đình, cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện và chủ động tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ học tập chủ động, nghiêm túc.

Động viên, khuyến khích học sinh đến trường, thường xuyên có liên hệ và phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, động viên các em tới trường; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho học sinh yếu, kém. Tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong trường: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Công đoàn và các tổ chức khác trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Có hình thức thích hợp thường xuyên liên hệ với gia đình để thông báo tình hình rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên. Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức để học sinh, sinh viên tiếp cận với yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp đang được đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội ngay sau khi tốt nghiệp.

Quá trình giáo dục con người diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Con người luôn sống, hoạt động trong các môi trường gia đình, trường học và cộng đồng xã hội, luôn nhận được các tác động giáo dục từ nhiều phía, nhiều lực lượng. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, hạn chế những mặt tiêu cực làm giảm kết quả giáo dục, cần phải có sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Trong sự kết hợp các môi trường giáo dục trên thì giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, bao hàm những tác động, nội dung giáo dục có mục đích, có kế hoạch và tổ chức chặt chẽ. Giáo dục nhà trường khai thác có lựa chọn những tác dộng giáo dục tích cực của gia đình và xã hội, góp phần điều chỉnh những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội. Giáo dục nhà trường được tiến hành một cách khoa học do những nhà giáo dục có năng lực sư phạm thực hiện nên đạt được hiệu quả cao trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người. Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi

dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm góp phần tích cực vào việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên.

1.2.5.3. Giáo dục đạo đức cho thanh niên thông qua “gương người tốt, việc tốt, lấy việc “tự giáo dục” là chính.

Xuất phát từ việc nhìn nhận bản chất con người là tốt, nhất là thanh niên, lớp người sống có tâm hồn trong sáng, có nhiều hoài bão, Bác khuyên những người làm công tác giáo dục phải kết hợp việc giáo dục và tự giáo dục đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, mặt khác Bác khuyên thanh niên phải tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống “phải cải tạo để tiến bộ mãi”.

Thanh niên là lớp người rất nhạy cảm trước hiện thực cuộc sống, ngưỡng mộ các thần tượng, khát vọng vươn đến cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, do đó, Bác dạy chúng ta “phải lấy gương người tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau”, và cho rằng “đây là một trong những cách tốt nhất để xây dựng cuộc sống mới, con người mới”.

Trong thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã sản sinh ra nhiều tấm gương sáng ngời để lớp thanh niên noi theo như Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân,…và hàng trăm ngàn người khác. Những con người bằng xương, bằng thịt đã đi vào thơ ca, văn học nghệ thuật, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã có tác dụng giáo dục lý tưởng cách mạng cho hàng chục triệu thanh niên.

Việc giáo dục đạo đức theo gương “người tốt, việc tốt” không chỉ dừng lại ở những tấm gương sáng ngời trong văn học nghệ thuật, mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn rất chú trọng nêu những gương người tốt, việc tốt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là em bé nhặt được của rơi trả lại người bị mất, cụ già chăm chỉ trồng cây non, thầy giáo trẻ nhiệt tình tham gia xóa mù chữ ở vùng sâu, vùng xa,…người kịp thời viết thư biểu dương những con người, những công việc đó, đồng thời yêu cầu các phương tiện thông tin đại chúng kịp thời đưa tin, biểu dương họ để làm gương cho mọi người.

Giáo dục đạo đức thông qua gương “người tốt, việc tốt” đã trở thành phong trào quần chúng rộng lớn trong nhân dân, trong thanh niên, tạo nên một thế hệ thanh

niên anh hùng trong chiến đấu và lao động sản xuất, giáo dục thanh niên qua những tấm gương người tốt việc tốt là một biện pháp giáo dục rất sinh động, không chỉ góp phần to lớn vào cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh thống nhất nước nhà, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

1.2.5.4. Giáo dục đạo đức thanh niên trong tổ chức Đoàn thanh niên

Chủ Tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Mục đích của việc tổ chức ra Đoàn là để “tập hợp thanh niên, giác ngộ họ và đưa họ ra đấu tranh”. Đoàn thanh niên là tổ chức có vai trò rất quan trọng là nơi tập hợp thanh niên đoàn kết thanh niên thành một khối thống nhất có như vậy mới phát huy được sức mạnh của cả hệ thống. Đoàn còn là cánh tay đắc lực của Đảng. Tại Đại Hội toàn quốc lần thứ II (10-1956), Bác nói “Đoàn thanh niên là một tổ chức giúp Đảng giáo dục thanh niên nên mọi đoàn viên phải gương mẫu, học tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, Đảng viên tốt”.

Muốn giáo dục thanh niên trước hết phải giáo dục họ trong tổ chức. Chỉ có

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep ve dao duc (Trang 30 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w