Phương hướng hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại hàng hoá trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (Trang 28 - 29)

động thương mại hàng hoá trên địa bàn Hà Nội

Thứ nhất, tiếp tục giảm thiểu thủ tục hành chính phiền hà theo hướng hỗ trợ và phục vụ thương nhân, QLNN bằng pháp luật và theo quy

luật của thị trường. Trên cơ sở các quy luật vốn có của thị trường mà Nhà

nước sử dụng công cụ pháp luật cùng với sử dụng các phương pháp quản lý để đạt kết quả cao nhất trong việc quản lý hoạt động của thương nhân. Đó là việc vận dụng quy luật của kinh tế thị trường thông qua pháp luật để thực hiện việc quản lý hoạt động của thương nhân.

Để không vi phạm các nguyên tắc của WTO, thời gian tới trong công tác QLNN đối với hoạt động của thương nhân là đổi mới phương thức quản lý từ trợ cấp trực tiếp hiện nay sang hỗ trợ gián tiếp, đổi mới từ hỗ trợ đầu vào như hiện nay chuyển sang hỗ trợ đầu ra... Đội ngũ thương nhân nước ta bấy lâu nay vẫn thường có tâm lý ỷ lại, hoặc chờ đợi vào sự trợ cấp trực tiếp từ phía Nhà nước. Bên cạnh đó còn do những chính sách từ phía Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ thương nhân đẩy mạnh xuất khẩu.

Thứ hai, nâng cao hiệu lực và năng lực của bộ máy QLNN từ trung ương đến địa phương mà trọng tâm là địa phương, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi đối tượng tham gia thị trường và thực hiện tự do hoá thương mại, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, giảm thủ tục, giảm

phiền hà, chống nhũng nhiễu và gây cản trở cho những hoạt động thương mại lành mạnh, hợp pháp đi đôi với tăng cường các hoạt động hậu kiểm.

Thứ ba, cần coi trọng thu hẹp khoảng cách phát triển thương mại giữa thành thị và nông thôn, cũng như tăng cường đào tạo thương nhân có tầm kinh doanh toàn cầu và thực hiện chất lượng quản lý đối với các cơ quan QLNN, theo kiểu áp dụng tiêu chuẩn ISO đối với các cơ quan QLNN các cấp. Trong quá trình Đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam và tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thị trường Việt Nam sẽ hội nhập với thị trường thế giới theo nguyên lýýý của bình thông nhau và các công cụ thị trường sẽ ngày càng phát huy tác dụng điều tiết nền kinh tế. Mặt tích cực của kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến sự phân bổ nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả hơn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, dù là kinh tế thị trường tự do như Hoa Kỳ thì vẫn cần có sự QLNN và vai trò điều tiết của nhà nước đối với thị trường vẫn rất quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia. Mặt trái của kinh tế thị trường là việc tạo ra sự mất cân bằng trong nền kinh tế và đặt ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng khi mà khoảng cách giàu nghèo tăng lên, chênh lệch về trình độ phát triển giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn và các nước, các vùng chậm phát phát triển có xu hướng bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển... Vì vậy, QLNN về thương mại ở nước ta, nhất là ở Thủ đô Hà Nội càng cần quan tâm tới sự phát triển cân bằng và hài hoà thương mại.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)