Nâng cao hiệu quả công tác thông tin kinh tế, xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (Trang 42 - 46)

mại

Trong quá trình hoạt động quản lý Nhà nước, Sở Thương mại cần chủ động và nghiêm chỉnh thực hiện các giải pháp cần thiết nhằm củng cố, tăng cường hệ thống thông tin nội bộ phục vụ các hoạt động quản lý Nhà nước của mình, cũng như để giúp lãnh đạo Thành phố nắm được tình hình, công việc chủ yếu diễn ra hàng ngày trong toàn ngành, lĩnh vực, địa bàn Sở phụ trách.

Đồng thời, Sở cần thực hiện tốt việc gửi Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố các báo cáo định kỳ (tháng, quý, 06 tháng, năm), báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất và báo cáo hàng tuần.Thời hạn gửi các báo cáo định kỳ do Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố quy định phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo.

Ngoài ra, Sở cũng cần thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan chuyên môn khác và uỷ ban nhân dân các quận, huyện về các thông tin có liên quan. Thực hiện việc cung cấp thông tin theo chế độ và khi có yêu cầu phối hợp của cơ quan khác.

Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị thuộc Sở có trách nhiệm: Tổ chức việc cung cấp thông tin hàng ngày và hàng tuần phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc thường xuyên của Giám đốc, Phó giám đốc Sở bao gồm: các vấn đề quan trọng do các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở, trình Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở và các thông tin nổi bật trong tuần về các lĩnh vực mà ngành quản lý; Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các phòng chuyên môn nghiệp vô, đơn vị thuộc Sở thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức khai thác thông tin khác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành theo quy định của Giám đốc Sở; Tổ chức việc điểm báo hàng ngày trên mạng gửi Giám đốc Sở; thông báo ý kiến chỉ đạo của Giám đốc, Phó giám đốc Sở Thương

mại xử lý các vấn đề báo chí nêu để các cơ quan, địa phương liên quan, kiểm tra và theo dõi. Tất cả các báo cáo, các văn bản gửi đi đều phải chuyển cho Giám đốc Sở, Phó giám đốc phụ trách một bản, một bản được lưu ở đơn vị làm báo cáo và một bản lưu tại văn thư để theo dõi. Riêng các văn bản về tổ chức cán bộ và thanh tra chỉ lưu tại Văn phòng hoặc Thanh tra Sở và gửi Giám đốc Sở một bản để báo cáo theo quy định của bảo mật. Trưởng, Phó đơn vị và chuyên viên có trách nhiệm giúp Lãnh đạo Sở thực hiện chế độ báo cáo; cung cấp thông tin kịp thời, số liệu chính xác cho các đơn vị khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Sở; Trưởng đơn vị báo cáo công việc của đơn vị mình với Giám đốc Sở và Phó Giám đốc phụ trách đơn vị theo định kỳ tuần, tháng, quý, năm.

Mặt khác, Sở cần coi trọng việc công bố các thông tin cần thiết theo quy định và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hệ thống thông tin do Sở xây dựng và quản lý.

Các văn bản sau đây được đăng trên mạng tin học diện rộng của Sở Thương mại:

a) Văn bản quy phạm pháp luật của uỷ ban nhân dân, Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố đã ban hành trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

b) Các văn bản của Nhà nước về chính sách, pháp luật mới.

c) Các văn bản hành chính, các báo cáo, biểu mẫu và văn bản khác. Các đơn vị trong mạng tin học của Sở Thương mại phải thực hiện chế độ trao đổi thông tin qua mạng tin học diện rộng của Sở Thương mại theo quy định; thường xuyên theo dõi thông tin trên mạng tin học để kịp thời nhận văn bản chỉ đạo điều hành để quán triệt và thực hiện.

Để đổi mới công tác xúc tiến thương mại của Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau:

Xây dựng quan hệ đối tác chính thức giữa các cơ quan quản lý Nhà nước của Hà Nội và các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu, để cộng đồng doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược và chính sách xuất khẩu, cũng như xây dựng các chương trình xúc tiến xuất khẩu hiệu quả. Chính quyền Thành phố Hà Nội cần đóng một vai trò tích cực hơn nữa về phát triển các thị trường mới bằng cách thiết lập những định chế chuyên biệt về tiếp thị và nghiên cứu, phổ biến thông tin về các thị trường nước ngoài.

Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ xuất khẩu và mở rộng thị trường nước ngoài thông qua công tác xúc tiến thương mại, công tác xúc tiến thương mại cơ bản là cung cấp thông tin trong đó bao gồm cả các thông tin về tư vấn pháp lý thương mại và là cầu nối cho các doanh nghiệp xuất khẩu; đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng tiếp cận nguồn thông tin chính xác và chính thống về những thị trường mà doanh nghiệp quan tâm; tăng cường sử dụng những công cụ tài chính hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính và bảo hiểm xuất khẩu; đẩy mạnh liên kết giữa xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư của Hà Nội, hai công tác này nếu phối hợp tốt sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế thương mại, giải quyết các vấn đề xã hội như lao động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Hà Nội.

Thành phố cũng cần xây dựng một chương trình xúc tiến xuất khẩu có qui mô và thường xuyên hoạt động để cung cấp những thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Nhà nước và Thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tập trung vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Nga, ASEAN, SNG, Châu Phi; Phát triển các trung tâm thương mại, tiến hành các cuộc triển lãm và hội chợ ở nước ngoài cho các sản phẩm có tiềm năng, tư

vấn về xuất khẩu, hội thảo về xuất khẩu.

+ Để hoạt động xúc tiến thương mại thực sự đem lại hiệu quả cho công tác xuất nhập khẩu của thủ đô, cần tiến hành xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp, mở rộng hệ thống thu thập và xử lý thông tin thị trường trong nước và thế giới để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp cận với công nghệ hiện đại và tiên tiến, thâm nhập sản phẩm vào thị trường quốc tế.

+ Để có một tổ chức xúc tiến thương mại tốt hơn, Hà Nội nên nghiên cứu mô hình CETRA của Đài Loan, bởi vì Đài Loan giống Việt Nam ở chỗ có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng vào sản xuất để xuất khẩu. Đây là mô hình tổ chức do chính quyền và tư nhân cùng lập ra, kinh phí hoạt động được tài trợ bởi ngân sách và các hiệp hội công nghiệp - thương mại. Tổ chức hoạt động hiệu quả nhờ mạng lưới văn phòng đại diện ở hầu hết các nước.

+ Thực hiện tốt các nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến thương mại như tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) về thị trường; Giới thiệu doanh nghiệp và tìm kiếm bạn hàng, thông qua tổ chức các đoàn doanh nghiệp trong nước giao tiếp với bạn hàng nước ngoài và ngược lại, thông qua các cuộc gặp mặt, toạ đàm... để các doanh nghiệp tự tìm kiếm bạn hàng; Giới thiệu và phổ biến thông tin thị trường trong và nước ngoài, thông qua hệ thống báo chí, đĩa CD, mạng thông tin; Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thương mại, giới thiệu, quảng cáo hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và thị trường tiêu thụ; Tổ chức Trung tâm thương mại ở nước ngoài, giúp các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc thành lập công ty Việt Nam ở nước ngoài, hoặc cửa hàng bán thử sản phẩm; Tổ chức thực nghiệm và giới thiệu các hình thức thương mại mới như: thương mại điện tử, đặt hàng qua bưu điện, kinh doanh trên thị trường kỳ hạn hàng

hoá; Hợp tác quốc tế về xúc tiến thương mại để mở rộng khả năng phát triển thị trường trong và ngoài nước với sự đa dạng hoá bạn hàng cho các doanh nghiệp. Phát triển hợp đồng thương mại cấp thành phố đối với xuất khẩu các mặt hàng mới, đối với các thị trường mới thâm nhập và thanh toán khó khăn.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)