Giải pháp hoàn thiện xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mạ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (Trang 48 - 50)

kế hoạch phát triển thương mại

Tiếp tục thu hút các tập đoàn lớn về thương mại, công nghệ cao vào Hà Nội nhằm tiếp cận phương thức quản lý, hấp thu công nghệ và các phương thức kinh doanh hiện đại, đó sẽ vừa là áp lực nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và cơ quan quản lý học tập. Hơn nữa, Hà Nội cần xây dựng và phát triển một số mô hình sàn giao dịch hàng hoá cho một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Hà Nội hoặc những sản phẩm mà Hà Nội có thể khai thác thế mạnh của trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Ngành thương mại Hà Nội cần có một tầm nhìn chiến lược, dài hạn trong việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển chính phủ điện tử và thương mại

điện tử trong đó phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và Internet đóng vai trò then chốt. Trong vài năm gần đây, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của ngành thương mại đã có những bước cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay chưa sử dụng có hiệu quả các thiết bị công nghệ thông tin, sự trao đổi và khai thác thông tin trong các mạng cục bộ và giữa các hệ thống mạng còn ít, thể hiện rõ tính yếu kém trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với chức năng định hướng cho các doanh nghiệp và tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển; mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam rất thấp về mọi mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng lại có thể học tập được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước như: vai trò của Chính phủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc hoạch định chính sách cũng như là đối tượng đi tiên phong trong đẩy mạnh ứng dụng phát triển.

Trong giai đoạn tới, Hà Nội cần tập trung xây dựng qui hoạch hệ thống chợ đầu mối, chợ nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất; tổ chức kênh lưu thông và phân luồng hàng hoá giữa Hà Nội và các địa phương trong vùng, qui hoạch hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng bán lẻ tự chọn phù hợp cũng như có kế hoạch cụ thể về ngân sách thực hiện từ các nguồn của trung ương, địa phương và doanh nghiệp. Phải khắc phục hạ tầng thương mại yếu kém, tạo ra không gian tổ chức lưu thông hàng hoá một cách hoàn hảo từ sản xuất - lưu thông - tiêu dùng. Thực tế, hạ tầng thương mại vẫn còn manh mún, chưa tạo được không gian lưu thông hàng hoá thực cho thương nhân hoạt động thuận lợi.

Hà Nội cần xây dựng hệ thống phân phối hiện đại; tổ chức các kênh phân phối hàng hoá bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố gắn với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hình thành các hiệp hội và các công ty thương mại - dịch vụ có quy mô lớn trên địa bàn theo các mối liên

kết dọc, liên kết ngang và hỗn hợp, và đưa hoạt động liên kết thương mại với các tỉnh vào chiều sâu với mục tiêu Hà Nội phải là đầu tầu trong công tác hội nhập và phát triển kinh tế của khu vực phía Bắc và cả nước.

Quy hoạch kênh phân phối hàng hoá gắn với quy hoạch chung của Hà Nội về không gian thị trường với không gian địa lý giao thông, hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, các đường phố thương mại chuyên doanh, hệ thống chợ và các kho tàng đầu mối. Việc quy hoạch phải kết hợp cả yêu cầu của phát triển thị trường hiện đại với giữ gìn cảnh quan chung của Hà Nội. Xu hướng những năm tới nên hình thành các đại siêu thị (diện tích 50.000m² trở lên) vừa bán buôn, vừa bán lẻ do các tập đoàn kinh doanh siêu thị lớn của nước ngoài đầu tư vào. Các đại siêu thị sẽ được xây dựng tại các khu vực ngoại đô, vị trí địa lý về giao thông thuận lợi; Hình thành các chuỗi siêu thị tại các trung tâm thương mại, các tuyến phố lớn trong khu vực nội thành. Các siêu thị, trung tâm thương mại tại khu vực này diện tích tuy không lớn nhưng đảm bảo được tính cạnh tranh cao do vị trí thuận lợi, hình thức kinh doanh bán lẻ là chủ yếu; Việc xây dựng mới, xây dựng lại các chợ tại các Quận nội thành và trung tâm huyện với quy mô vươn cao tầng, ít nhất phải đạt từ 4-7 tầng, trong đó kết hợp kinh doanh hỗn hợp. Đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống các cửa hàng tiện ích, cửa hàng tự chọn trong thời gian tới, sẽ dần thay thế vị trí việc kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ tư nhân và cửa hàng bách hoá của các doanh nghiệp với hình thức kinh doanh lạc hậu (hậu quả thời kỳ bao cấp); Hà Nội cần tiếp tục hình thành mới các tuyến phố chuyên doanh, mỗi tuyến phố sẽ kinh doanh một hoặc một vài mặt hàng. Các tuyến phố chuyên doanh được hình thành từ lịch sử hoặc tự phát đang hoạt động sẽ được chuyên môn hoá cao hơn, tập trung nhiều thành phần tham gia hơn, mật độ kinh doanh cao hơn.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)