THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
3.4.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn Hà Nội trên địa bàn Hà Nội
Sở Thương mại là thông qua quận, huyện để đến với cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn và nắm thông tin về tình hình và kết quả thực hiện. Có thể coi cấp quận, huyện là cấp trực tiếp của cơ sở kinh doanh, nên tổ chức bộ máy giúp việc cho UBND quận, huyện rất cần được nghiên cứu cải tiến, đảm bảo hiệu quả công tác, hiệu lực quản lý. Về cấp phường, xã, thị trấn, hiện không có lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thương mại tại địa bàn cơ sở phường, xã, thị trấn, nên cần nghiên cứu tổ chức lực lượng tại chỗ theo quy mô và hình thức thích hợp.
Phân định rõ chức năng quản lý hành chính Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, theo hướng xoá bỏ dần chế độ bộ chủ quản và chính quyền hành chính chủ quản. Xoá bỏ tình trạng quản lý chồng chéo, đồng thời Nhà nước tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, tạo hành lang thuận lợi và thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động.
Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế chính sách và thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố.
Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho thị trường và hoạt động thương mại trên địa bàn Thành phố phát triển, như: xây dựng kết cấu hạ tầng (đường giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại...) tạo điều kiện cho thị trường và thương mại Thành phố phát triển...
Mở rộng phân công lao động, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn Thành phố theo hướng CNH, HĐH. Phát triển kinh tế thị trường cũng như thương mại Thành phố cần khai thác mọi nguồn lực, phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất kỹ thuật,
vốn và tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập của dân cư, tăng sức mua trên thị trường Thành phố.
Tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường, tiếp tục phát triển các loại thị trường như thị trường hàng hoá và dịch vụ (bao gồm cả tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, dịch vụ cho sản xuất, dịch vụ cho đời sống), thị trường sức lao động, thị trường vốn (cả vốn ngắn hạn và vốn dài hạn), thị trường bất động sản, thị trường công nghệ, thông tin, sở hữu trí tuệ,... để có cơ chế thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Khuyến khích nhiều người sẵn sàng trở thành nhà kinh doanh, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá với nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, hiệu quả, tranh thủ các nguồn lực, kỹ thuật công nghệ phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Thành phố, phát hiện và phòng ngừa có hiệu quả tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, gian lận thương mại làm rối loạn thị trường trên địa bàn Thành phố.