Xác định ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh

Một phần của tài liệu QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM ĐANG THỰC HIỆN (Trang 42 - 46)

Ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh là giá trị mà ở dưới mức đó, các sai phạm kiểm toán được phát hiện không cần điều chỉnh và tổng hợp. Giá trị này không vượt quá 3 đến 5% mức trọng yếu ban đầu cho mục đích lập kế hoạch

Tỉ lệ Số tiền

Ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh ( %* MPP)

Cho một vài khoản mục nhất định, một giá trị ngưỡng sai phạm kiểm toán cần được điều chỉnh thấp hơn giá trị trên có thể phù hợp sau khi xem xét các nhân tố định tính. Trong trường hợp như vậy, cần phải ghi chép lại giá trị đó vào bảng dưới đây:

Các khoản mục quan trọng Ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh

(thấp hơn)

Đối với các sai phạm phát hiện chỉ là việc phân loại các khoản mục trên BCKQKD hay BCĐKT thì ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh có thể vượt quá từ 3-5% MPP. Việc ghi chép cho giá trị này được thực hiện ở bảng dưới đây:

Ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh lớn hơn cho mục đích phân loại lại các

Với các sai phạm được KTV phát hiện ra trong quá trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền và đã được đưa vào Danh sách các bút toán cần điều chỉnh, nếu khách hàng chấp nhận các bút toán này và thực hiện điều chỉnh theo đề nghị của KTV thì các chủ phần hùn phụ trách cuộc kiểm toán vẫn có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần với các khoản mục trong chu trình của khách hàng. Nếu sai phạm phát hiện ra là sai phạm trọng yếu và khách hàng không chấp nhận điều chỉnh thì Công ty sẽ đưa ra ý kiến không chấp nhận đối với khoản mục trình bày sai phạm trọng yếu. Nếu sai phạm phát hiện được nhỏ hơn ngưỡng sai phạm trọng yếu, KTV căn cứ vào bản chất của các sai phạm có liên quan đến vấn đề về gian lận nghiêm trọng, vào mức độ ảnh hưởng tổng hợp của sai phạm, ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận sẽ được sử dụng.

2.2.2.6.Đánh giá trọng yếu được thực hiện tại Khách hàng A và Khách hàng B Thứ nhất: Đánh giá trọng yếu được thực hiện tại Khách hàng A.

Việc xác định mức trọng yếu cho Khách hàng A được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán vào thời điểm kiểm toán giữa niên độ. Khách hàng A đã hoạt động trên thị trường khá lâu với kết quả kinh doanh tương đối ổn định nên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được sử dụng làm cơ sở để xác định mức trọng yếu lập kế hoạch.

Kế hoạch kiểm toán – Mức trọng yếu SE/VSE

(04/06)

Khách hàng: Kỳ kế toán

Doanh nghiệp A 31/12/2007

Người thực hiện Ngày thực hiện Số tham chiếu

PVM 13/11/07 C1.12

Mức trọng yếu kế hoạch [KAM 3111 ]

Thiết lập cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu

Cơ sở để xác định MPP Lợi nhuận trước thuế

Thành viên BGĐ điều chỉnh cơ sở xác định MPP cho những khoản mục, nghiệp vụ bất thường mà làm cho cơ sở không phản ánh đúng qui mô của khách thể

Số tuyệt đối của cơ sở sử dụng cho việc xác định MPP:

96,192,000

Khoản điều chỉnh ( nếu có)

Suy rộng lợi nhuận trước thuế 96,192,000*3/9 32,064,000

Số tuyệt đối đã điều chỉnh của cơ sở sử dụng cho việc xác định MPP:

128,256,000

II. Xác định mức trọng yếu về mặt số lượng cho mục đích lập kế hoạch kiểm toán.

Thành viên BGĐ phụ trách kiểm toán phải sử dụng xét đoán nghề nghiệp để xác định MPP cùng với việc xem xét các yếu tố định lượng và định tính

Sự xem xét các yếu tố định tính trong việc xác định phần trăm của cơ sở

Không

Trong trường hợp cơ sở để xác định MPP không phải là lợi nhuận trước thuế

Cơ sở xác định MPP Số tiền % của cơ sở

% của lợi nhuân (hoặc lỗ) trước thuế

(Nếu doanh thu hoặc tổng tài sản được sử dụng làm cơ sở)

Lợi nhuận (lỗ) trước thuế của kỳ kinh doanh

III. Xác định ngưỡng sai phạm trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC.

Dựa trên mức MPP đã được xác định, xét đoán nghề nghiệp được sử dụng để xác định mức SMT nhằm áp dụng cho số dư các tài khoản, các khoản mục trên BCTC và các nghiệp vụ. Mức SMT được tính toán bằng 75 % giá trị của MPP

Ngưỡng sai phạm trọng yếu (75%*MPP) 4,809,600 Trường hợp mà mức SMT nhỏ hơn được áp dụng:

Mức SMT thấp hơn cho một số các khoản mục

và nghiệp vụ, nếu thích hợp được xác định Số tiền Không

IV. Xác định ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh

Ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh là giá trị mà ở dưới mức đó, các sai phạm kiểm toán được phát hiện không cần điều chỉnh và tổng hợp. Giá trị này không vượt quá 3 đến 5% mức trọng yếu ban đầu cho mục đích lập kế hoạch

Tỉ lệ Số tiền Ngưỡng sai phạm kiểm toán cần

điều chỉnh ( 3%* MPP)

3% 320,600

Cho một vài khoản mục nhất định, một giá trị ngưỡng sai phạm kiểm toán cần được điều chỉnh thấp hơn giá trị trên có thể phù hợp sau khi xem xét các nhân tố định tính. Trong trường hợp như vậy, cần phải ghi chép lại giá trị đó vào bảng dưới đây:

Các khoản mục quan trọng Ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh (thấp hơn)

Không

Đối với các sai phạm phát hiện chỉ là việc phân loại các khoản mục trên BCKQKD hay BCĐKT thì ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh có thể vượt quá từ 3-5% MPP. Việc ghi chép cho giá trị này được thực hiện ở bảng dưới đây:

Ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh lớn hơn cho mục đích phân loại lại các khoản mục trên BCKQKD hay BCĐKT, nếu thích hợp:

Không

Trong giai đoạn kiểm toán giữa niên độ, doanh nghiệp mới có được số liệu của lợi nhuận trước thuế từ tháng 1 đến tháng 9, vì vậy KTV đã thực hiện suy rộng LNTT cho cả năm. Khi thực hiện kiểm toán cuối niên độ, kết quả đạt không khác nhiều so với kết quả suy rộng của KTV nên không cần thay đổi cơ sở xác định mức trọng yếu lập kế hoạch

Đối với Khách hàng A, sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu, giám đốc kiểm toán cùng trưởng nhóm kiểm toán đã lập chương trình kiểm toán cho các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện như sau:

Bảng 2.13: Chương trình kiểm toán được xây dựng trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Khách hàng A

Nội dung và qui mô của các thủ tục kiểm toán [KAM 5116]

Các khoản mục quan trọng C E A V O P Thực hiện Tham chiếu tới GTLV Thủ tục phân tích cơ bản [KAM

5300]

Doanh thu bán hàng

• Thực hiện việc phân tích sơ bộ doanh thu và so sánh với số năm trước; xu hướng phân tích nếu có thể áp dụng được.

Thu thập sự giải thích từ phía ban quản trị và bằng chứng chứng thực cho sự biến động mạnh so với năm trước .

x x x x Cuối năm

Thực hiện thử nghiệm phân tích tính hợp lý của doanh thu bằng cách lấy số lượng bán nhân với đơn giá bán của mỗi dòng sản phẩm.

Một phần của tài liệu QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM ĐANG THỰC HIỆN (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w